Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin CFA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin CFA. Hiển thị tất cả bài đăng

7 tháng 4, 2021

Học trải nghiệm chứng chỉ CFA - Môn Tài chính doanh nghiệp, nhận voucher 1 triệu đồng (14/4/2021)

 Tài chính doanh nghiệp là môn học xuất hiện ở level I và level II trong chương trình CFA, chiếm tỷ trọng từ 8-12% (Level I) và 5-10% (Level II). Theo viện CFA, các chương trình và nội dung học thi của năm 2020 sẽ được áp dụng tiếp tục cho năm 2021, vì vậy tỷ trọng này rất có thể được duy trì tiếp tục cho năm sau, không có quá nhiều sự thay đổi.




Nhằm giúp các anh/chị và các bạn hiểu hơn về CFA nói chung và môn Tài chính doanh nghiệp nói riêng, cũng như có cơ hội hỏi đáp, giao lưu cùng giảng viên, FTMS sẽ tổ chức buổi học trải nghiệm:

CFA - Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính

Trải nghiệm học thử môn tài chính doanh nghiệp, nhận ngay voucher 1.000.000đ


I. Thông tin tổ chức và link đăng ký tham gia:

  • Giảng viên: Cao tiến Dũng, CFA
  • Ngày tổ chức: Thứ 4, 14/4/2021
  • Thời gian: 18:30 - 20:30
  • Hình thức tổ chức: Trực tiếp tại FTMS TP.HCM (Tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3)
  • Link đăng ký: https://forms.gle/oiSFmL2gf2sKJgyR7


II. Nội dung chính

19:00 - 19:10:
  • Giới thiệu chương trình
  • Tổng quan về CFA
  • Đôi nét về FTMS
19:10 - 19:20:
  • Giới thiệu giảng viên
  • Tiến hành học thử và trải nghiệm
  • Hỏi đáp kiến thức
19:20 - 20:30:
  • Giao lưu cùng FTMS
  • Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến CFA

III. 5 lợi ích khi tham gia học thử

  1. Miễn phí trải nghiệm kiến thức chương trình CFA
  2. Cơ hội ôn tập thêm về môn tài chính doanh nghiệp cho các bạn tự học
  3. Tham gia hỏi đáp kiến thức cùng giảng viên
  4. Được tư vấn chi tiết về chương trình và lộ trình học CFA
  5. Nhận ngay voucher 1.000.000đ khi đăng ký học CFA tại FTMS

IV. Thông tin giảng viên

Thầy Cao Tiến Dũng là hội viên Hiệp hội CFA, tốt nghiệp thạc sĩ tài chính loại ưu của trường UCD, Ireland. Thầy có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, đầu tư và mua bán sát nhập tại Bluewave Advisory và khả năng sư phạm tốt, được học viên đánh giá cao. Với kinh nghiệm thực tế của mình, thầy chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức hữu ích trong môn tài chính doanh nghiệp.

Hãy nhanh tay đăng ký bởi lớp học có giới hạn sĩ số nhằm đảm bảo chất lượng truyền đạt. Hẹn gặp lại các  bạn tại buổi học.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Ưu đãi học phí 6-19 triệu cho khóa CFA khai giảng tháng 5,6 - Chuẩn bị cho kỳ thi tháng 11/2021

Vẫn luôn là đơn vị tiên phong đào tạo chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính CFA với nhiều ưu đãi học phí dành cho khách hàng của mình. FTMS thông báo mở đăng ký cho khóa CFA Level 1 và Level 3 vào tháng 5,6 - Chuẩn bị cho kỳ thi tháng 11/2021.


Thông tin ưu đãi:

  • Đăng ký Level 1: 22.990.000đ  => 18.990.000đ (Ưu đãi thêm 1 triệu cho sinh viên)
  • Đăng ký Level 3: 22.990.000đ  => 16.990.000đ  (Ưu đãi thêm 1 triệu cho học viên FTMS)
  • Đăng ký combo Level 1&2: 45.980.000đ  => 27.990.000đ (Ưu đãi thêm 1 triệu cho sinh viên)
  • Đăng ký combo 3 Level: 68.970.000đ  => 39.990.000đ (Ưu đãi thêm 1 triệu cho học viên FTMS)

Tại sao nên học CFA với FTMS?

  1. Tiên phong đào tạo CFA từ 2006, gần 15 năm kinh nghiệm
  2. Giảng viên giàu kinh nghiệm, là các CFA Charterholder
  3. Thời lượng học cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức
  4. Giáo trình biên soạn độc quyền, trình bày dễ hiểu, dễ tiếp thu
  5. Tổ chức thi thử, giúp cọ sát trước khi thi chính thức
  6. Tư vấn lộ trình rõ ràng, hỗ trợ tận tâm xuyên suốt thời gian học
  7. Học thử miễn phí, tự trải nghiệm chất lượng trước khi đăng ký
  8. Cơ sở vật chất tốt, không gian học thoải mái, tiện nghi

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 

Xin chân thành cảm ơn

Share:

29 tháng 1, 2021

Chia sẻ kinh nghiệm học và thi CFA Level 1

 Xin chào các bạn đã đến với blog CFA trong vòng vây.

Qua nay, Lan nhận được rất nhiều thông báo kết quả từ các bạn học viên CFA đã thi kỳ thi tháng 12 vừa qua và Lan rất vui vì hầu hết các bạn đều đã pass trong đó có bạn Nguyễn Đức Mạnh – Một học viên dù không có background học về tài chính hay làm việc trong lĩnh vực tài chính mà vẫn xuất sắc hoàn thành kỳ thi với thứ hạng cao. Lan xin chúc mừng bạn đồng thời Lan cũng đã nhờ bạn chia sẻ một số những lưu ý trong quá trình học để gửi đến các bạn mới tìm hiểu hoặc có kế hoạch học CFA Level I.


Bây giờ thì mời các bạn cùng lắng nghe những kinh nghiệm của Mạnh nhé.


Thông tin học viên

  • Học viên Nguyễn Đức Mạnh
  • Hiện đang làm việc trong một công ty Start-up về bất động sản của Hàn Quốc (Vị trí: Nhân viên quản trị dữ liệu)
  • Chương trình CFA level I tại FTMS
  • Tham gia khóa học tháng 6/2020
  • Kỳ thi tháng 12/2020

Chào mọi người, mình là Mạnh và mình vừa nhận kết quả thi CFA Level I. Thật may mắn là mình đã pass. Từng gặp rất nhiều khó khăn khi ôn thi nên mình xin chia sẻ đôi điều, mong bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho các bạn đang chuẩn bị học hoặc có kế hoạch thi Level I trong thời gian tới.

Đối với bản thân mình, trước khi học, mình đã đặt những câu hỏi như: “Học CFA để làm gì? Tại sao phải học CFA mà không phải là FRM, ACCA, CIMA?” hay “Học CFA có thực sự giúp ích cho bản thân, giúp bản thân đạt được mục tiêu cá nhân không?” nhằm xác thực lại bản thân có thật sự cần đến CFA và nó có thật sự hữu ích hay vì một lý do khách quan nào đó chi phối nên mình mới học. Khi đã có định hướng rõ ràng thì mình lại càng có động lực cũng như sự quyết tâm theo đuổi đến cùng.


Trên đây là thông báo kết quả thi của mình

I. Một số đúc kết hữu ích của việc ôn thi CFA Level 1

1. Môn Quantitive Method là nền tảng quan trọng để học những môn còn lại

Trong 10 môn học, môn Quantitive Method là môn đầu tiên mình được học tại trung tâm FTMS, và mình thấy học môn này đầu tiên là rất hợp lý. Vì Quantitative Methods sẽ giúp cho bạn có nền tảng cơ bản vững chắc cũng như làm quen các công thức tài chính bởi hầu như các công thức của các môn học khác đều có nguồn gốc từ môn này. Nếu đã nắm vững Quantiative Methods thì các công thức của các môn sau, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, có thể tự suy luận để viết ra công thức.

Một lưu ý cho các bạn là năm 2020 này, nhiều nơi giảng dạy có nói Quantitative Methods đã bỏ Reading 7: Discounted Cash Flow Applications, tuy nhiên giáo viên của FTMS vẫn dạy tương đối kỹ. Và theo mình, chương này rất quan trọng để học những môn như Equity, Fixed Income (rất nhiều công thức liên quan tới chương này), và cả Portfolio Management. Nên khi học các môn này, mình thấy bản thân còn chưa vững Reading 7 nên mình đã ôn lại ngay lập tức. Học CFA thì bạn sẽ tiếp thu một lượng kiến thức lớn nên nếu hiểu và cố gắng suy luận công thức thì sẽ giúp ích nhiều cho bản thân, đồng thời bạn còn phải dành sức lưc để nhớ những môn như Ethics, Financial Report Analysist.

2. Kiến thức nào cần phải nhớ, đặc biệt là khái niệm, thì nên nhớ và không nên thắc mắc quá nhiều. Tuy nhiên, những gì có thể suy luận được hãy cố gắng suy luận nhiều nhất có thể để dành sức lực nhớ những kiến thức khác

Những khái niệm, công thức của CFA Level 1 rất nhiều, điển hình là có đến 144 công thức tính toán, nhưng nếu hiểu bản chất, mình có thể rút ngắn xuống còn khoảng 90, phần còn lại là tự suy luận chứ không còn đặt nặng việc nhớ quá nhiều.

3. Nên tự vẽ Mind Map, thay vì học Mind Map của người khác

Với một lương kiến thức lớn, mình sẽ không thể nhớ nổi, nên việc tự vẽ Mind Map giúp mình hệ thống kiến thức tốt nhất. Khuyết điểm của việc tự làm Mind Map là tốt rất nhiều thời gian. Còn ưu điểm là cũng vì tốn nhiều thời gian do phải lựa chọn kiến thức trọng yếu hay dễ nhầm lẫn (ví dụ mình hay nhầm giữa US GAAP và IFRS) để hệ thống thành sơ đồ theo cách hiểu của bản thân nên khi ôn thi, chỉ cần nhìn Mind Map, mình sẽ nhớ lại ngay các điểm quan trọng đó. Mind Map giống như vẽ ra luồng suy nghĩ, tư duy của mình, những yếu tố mà bản thân hay bị nhầm lẫn nên dĩ nhiên sẽ phù hợp với mình hơn là mind map do người người khác làm, không có chú thích...

4. Việc làm bài tập là quan trọng, nhưng nếu CHỈ làm bài tập với mục đích ôn lại lý thuyết khi chưa khát quát kiến thức thì không nên

Bên cạnh Mind Map, để hệ thống lại thì việc làm bài tập trắc nghiệm sau mỗi buổi học sẽ củng cố kiến thức rất hiệu quả. Đối với mình, ôn lý thuyết xong rồi làm bài tập sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu ngược lại, làm bài tập xong rồi thấy sai chỗ nào ngồi ôn lại chỗ đó không thể ôn một cách tổng quát kiến thức, khiến cho mình có xu hướng nhớ nhiều hơn là hiểu.

5. Nên làm các bài thi thử càng nhiều càng tốt, nhưng không nên quan trọng hóa điểm số của bài thi thử

Khi còn gần 1 tháng đến kì thi chính thức, mình thường hay tự thi thử tại nhà hoặc lên phòng tự học của  FTMS. Mình thích thi thử tại phòng tự học của FTMS hơn, canh đúng 120 phút bắt đầu thi, thời gian nghỉ tương tự như thi thật.

Lợi ích to lớn của việc thi thử đó là giúp bạn làm quen với áp lực của phòng thi, tự tạo cho bản thân chiến lược quản trị thời gian hiệu quả (mình không bao giờ làm môn Ethics trước vì môn này mình rất yếu, nếu làm trước sẽ gây hoang mang, nên mình sẽ làm môn này sau cùng), sau khi dò kết quả thi thử thì sẽ biết bản thân còn yếu chỗ nào rồi mình sẽ xem lại những câu làm chưa chắc, làm sai, đọc thật kỹ bài sửa của CFA, note lại cho bản thân những điểm còn yếu vào một cuốn tập, và ghi rõ điểm sai đó là của môn nào.

>>> Xem thêm: Cách đọc hiểu kết quả thi CFA cho người mới

II. Kế hoạch ôn tập CFA Level 1

Bên trên là một số các kinh nghiệm của mình và phải nói thêm, bản thân mình không có nền tảng kiến thức về tài chính, cũng như kinh nghiệm làm việc nên sau khi thảm khảo một số người thì mình quyết định học tạiFTMS để luyện thi CFA level 1 (thang điểm đánh giá về chất lượng trung tâm FTMS: 8/10). Kế hoạch mình chia làm 2 giai đoạn, từ tháng 3- tháng 6, và tháng 6- tháng 12

1. Tháng 3- tháng 6:

Mình bắt đầu học tại FTMS là đầu tháng 6. Để chuẩn bị cũng như khắc phục những điểm yếu bản thân, mình đã bắt đầu lên kế hoạch học từ tháng 3. Trong giai đoạn từ tháng 3- tháng 6, mình dành 3h-4h/ ngày (sau giờ làm) để luyện kỹ năng Reading thông qua môn Ethics. Vì bản thân mình rất yếu tiếng Anh, nên mình cần chuẩn bị trước, và thực sự mình cảm thấy cải thiện rất nhiều kỹ năng đọc, quen với mạch văn, cách viết, đặc biệt là vốn từ vựng về tài chính.

2. Tháng 6- tháng 12:

Thời gian học tại FTMS của mình bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Vào tháng 11, trung tâm sẽ review lại 10 môn. Thực chất học tại trung tâm thì các thầy cô sẽ dạy cho mình những mục chính yếu, trọng tâm của chương hoặc môn đó, những điều cần lưu ý... Tuy nhiên thời gian có hạn, nhưng khối lượng kiến thức là vô cùng lớn, 1 buổi học thầy cô có thể dạy từ 2- 3 chương. Vì thế nếu không tự đọc tài liệu trước sẽ rất khó bắt kịp kiến thức trên lớp.

Ở FTMS, giáo trình của thầy cô có ghi rõ kế hoạch dạy, ngày đó sẽ dạy bao nhiêu chương. Nên trong tuần, từ thứ 2- thứ 6, mình dành 4h sau giờ làm, thứ 7 dành 12h, với mục đích đọc trước các chương mà thầy cô sẽ dạy vào chủ nhật, nếu không hiểu mình sẽ đọc trên Curriculum của CFA (vì lecture note của trung tâm tóm tắt các ý chính thôi). Nếu không hiểu nữa, mình sẽ note lại và hỏi các thầy cô. Sau khi học trên trung tâm vào chủ nhật thì ngay thứ hai ngay sau đó, mình sẽ cố gắng làm hết bài tập Practice Problems sau mỗi chương trên trang Web của CFA. Nếu có bài tập nào làm không được mình sẽ gửi Mail cho thầy cô để hỏi. Thầy cô thường trả lời rất nhanh trong vòng 24h.

Từ tháng 6 tới hết tháng 8, mình đã học được 6/10 môn, đầu tháng 9, mình bắt đầu dành thời gian làm Mind Map cho từng môn để ôn lại các môn đã học từ tháng 6. Đến tháng 11, mình làm các đề thi thử trên trang web của CFA (6 đề).  Đó là quá trình luyện thi CFA Level 1 của mình.

Mình xin được chia sẻ thêm rằng, thực chất phương pháp học hiệu quả đối với mỗi người là khác nhau, và ai cũng có phương pháp học hiệu quả riêng cho bản thân, tuy nhiên để kiên trì thực hiện nó lại là một thử thách rất lớn trong suốt thời gian tương đối dài. Mong rằng bài chia sẻ này của mình sẽ phần nào giúp đỡ được cho những ai đang tìm hiểu và mong muốn học, thi CFA. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

- Nguyễn Đức Mạnh -

>>> Xem thêm: Chinh phục CFA với lì xì khủng lên đến 30 triệu tại FTMS

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 

Xin chân thành cảm ơn. 

Share:

4 tháng 1, 2021

Top 10 các bộ phim hay nhất mọi thời đại về ngành tài chính

 Xin chào các bạn, cảm ơn các bạn đã đến với blog của Lan.

Nếu bạn yêu thích đầu tư tài chính thì hẳn là những bộ phim liên quan đến lĩnh vực này cũng sẽ rất thu hút đối với bạn đúng không nào? Chính vì vậy, hôm nay Lan xin gửi đến các bạn tổng hợp 10 bộ phim hay nhất mọi thời đại về ngành tài chính được tổng hợp dựa trên một khảo sát dành riêng cho sinh viên tài chính do George W. Kester, DBA và Timothy B. Michael, PHD tiến hành.


1. The Big Short – Phát hành năm 2015, 130 phút

Share:

22 tháng 12, 2020

Cập nhật mới nhất về lịch thi CFA - Update thêm ngày thi dành cho ứng viên hoãn kỳ thi tháng 12/2020

Xin chào các bạn đã đến với blog đầu tư tài chính CFA, nơi Lan chia sẻ những thông tin liên quan đến chương trình học, thi và tư vấn lộ trình học cho các bạn quan tâm đến chứng chỉ này. 

Hôm nay, Lan xin cập nhật đến các bạn ngày thi các level trong năm 2021 mà chỉ cách đây ít hôm, viện CFA có thông báo bổ sung.

Như các bạn đã biết, bắt đầu từ năm 2021, Viện CFA sẽ chuyển đổi tất cả các kỳ thi CFA từ trên giấy qua thi trên máy tính. Để giúp các thí sinh có nhiều sự lựa chọn cho kỳ thi của mình, viện CFA đã công bố thêm một vài kỳ thi mới trong năm 2021 và 2022 như sau:

Các kỳ thi CFA trong năm 2021:

·       Level I: Tháng 2, tháng 3* (mới cập nhật), tháng 5, tháng 7 (mới cập nhật), tháng 8 và tháng 11
·       Level II: Tháng 5, tháng 8 và tháng 11 (mới cập nhật)
·       Level III: Tháng 5, tháng 8 (mới cập nhật) và tháng 11

Lưu ý: Kỳ thi được đánh dấu * chỉ dành cho các ứng viên đã hoãn kỳ thi tháng 12/2020 và tháng 2/2021.

Mỗi kỳ thi sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian lên đến 10 ngày tùy thuộc vào địa điểm thi.  Vì vậy giờ đây, bạn có thể chọn ngày thi mong muốn một cách thoải mái hơn là chỉ một ngày so với trước đây. 


Đăng ký thi CFA level 1 trên máy tính dành cho năm 2021

·       Bước 1: Trước tiên, bạn phải đăng ký cho kỳ thi mà bạn mong muốn tham gia trên website của CFA. Mình đã có một bài viết hướng dẫn tạo tài khoản và đăng ký thi CFA chi tiết, bạn có thể click để tham khảo nhé

·       Bước 2:  Book lịch tại các trung tâm thi và lựa chọn thời gian, địa điểm mong muốn.
 

Các kỳ thi CFA trong năm 2022: 

Lịch thi CFA sẽ được tổ chức theo các thời gian như:
·       Level I: Tháng 2, 5, 8 và 11.
·       Level  II: Tháng 2 và tháng 8.
·        Level  III: Tháng 5 và tháng 11.
 
Việc CFA đưa ra nhiều kỳ thi khiến cho nhiều bạn thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn. Vậy lựa chọn của bạn sẽ dành cho kỳ thi nào thì hãy để Lan giúp bạn thông tin chi tiết hơn về kỳ thi đó nhé.

Một lưu ý quan trọng khác dành cho các bạn thí sinh là để đăng ký cho kỳ thi trên máy tính thì cần thực hiện 2 bước sau:

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

15 tháng 12, 2020

Ethics - Môn học nhàm chán và thiếu tính ứng dụng nhất chương trình CFA?

Xin chào các bạn đã đến với Blog của Lan, chuyên trang thông tin và tư vấn học CFA. Hôm nay Lan muốn chia sẻ với các bạn một trong những điều mà Lan thường nghe từ học viên của mình chính là "Môn Ethics quá nhàm chán!". Liệu bạn có đang suy nghĩ như vậy không? Bạn cảm thấy không có hứng thú hoặc đang "bỏ lơ" Ethics? Hãy tìm hiểu bài viết này do giảng viên của FTMS là thầy Văn Minh Hải chia sẻ để hiểu hơn và thấy yêu Ethics hơn nha.



Câu hỏi 1: Ethics có quan trọng không?


Hỏi: Thầy ơi, Ethics có quan trọng không ạ? Trong số các môn học của CFA em chán môn này nhất!!!

Thầy Hải: Thực tế Ethics là môn quan trọng bậc nhất trong chương trình phân tích đầu tư tài chính CFA. Tại sao ư? Hãy nhìn vào tỷ trọng các môn thi ở cả 3 Level trong chương trình CFA các năm gần đây:



>>> Xem thêm:
Cập nhật tỷ trọng các môn học trong chương trình CFA

Có thể thấy ở Level 1, Ethics chiếm 15%, chỉ xếp thứ hai sau môn Phân tích Báo cáo Tài chính (Financial Reporting Analysis). Qua 3 Level, trong khi một số môn biến mất như Quantitative methods, FRA, CF (Không thi ở level 3) thì Ethics vẫn trường tồn bền vững theo thời gian.

Ngoài ra khi đã có trong tay danh xưng CFA Charterholder, các bạn vẫn phải đảm bảo đạt được tín chỉ theo các chương trình đào tạo hàng năm của CFA trong đó Ethics là tín chỉ bắt buộc, còn các môn khác thì … tùy tâm. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đã khiến cái nhìn của bạn về môn Ethics thay đổi đúng không nào.

Như vậy với viện CFA, Ethics là môn học rất được chú trọng. Nếu muốn đạt điểm cao, bạn càng cần phải đầu tư cho môn học này.


Câu hỏi 2: Học Ethics để làm gì?

Hỏi: Em thấy môn Ethics có phần "giáo điều" quá, cảm tưởng như học môn giáo dục công dân T__T

Thầy Hải: Vậy bạn nghĩ khách hàng đến với bạn chủ yếu vì lý do gì? Vì bạn giỏi, có năng lực, kinh nghiệm, hay ngoại hình??? Bạn thấy người làm nghề tài chính “look pro”, áo vest, thắt cà vạt, trai xinh gái đẹp. Nhầm nhé, đó chỉ là hào nhoáng bên ngoài. Bạn có thể nghĩ các tiêu chí trên quan trọng nhưng một mối quan hệ bền vững lại thường không dựa trên các điều này.

Ethics là nền tảng vững chắc cho mọi thành công của bạn

Công việc trong ngành đầu tư tài chính của bạn thuận lợi hay không là dựa trên mối quan hệ của bạn với khách hàng, với công ty mà bạn làm việc. Mối quan hệ bền vững này có được là dựa trên niềm tin giữa các bên. Và tất nhiên, người ta không thể tin một người không chính trực, thiếu đạo đức phải không nào. Bạn có thể dùng các chiêu trò để kiếm lợi nhuận nhanh chóng nhưng chắc cũng khó xài đi xài lại nhiều lần. Dù có kiếm được lợi nhuận dựa trên các chiêu trò này thì sẽ có lúc bạn thấy  ăn không ngon ngủ không yên. Hãy tưởng tượng đến cuối đời, bạn nằm trên một núi tiền  mà lòng vẫn cảm thấy trống rỗng …

Bạn ơi, CFA sẽ chỉ bạn cách kiếm lợi nhuận bền vững trên thị trường đầu tư mà vẫn sống đúng với lương tâm của mình. Stephen Covey – tác gỉa của quyển sách Mega Best Seller – “7 thói quen của người thành đạt” đã đưa ra một quan điểm rất hay: con người để đạt được hạnh phúc thực sự cần thỏa mãn cả 4 nhu cầu: Vật chất (sức khỏe, kinh tế), Tình cảm (Các mối quan hệ sâu sắc), Trí tuệ (được học hỏi phát triển) và Tinh thần (Tìm được ý nghĩa của cuộc đời). Nếu như 9 môn khác trong CFA giúp bạn thỏa mãn cái nhu cầu vật chất về kinh tế và trí tuệ thì Ethics là kim chỉ nam để bạn đạt được 2 yếu tố còn lại về Tình cảm và Tinh thần nếu bạn đã, đang và sẽ theo đuổi ngành Đầu tư – Tài chính.


Câu hỏi 3: Ethics không áp dụng như thế nào trong ngành đầu tư tài chính?

Hỏi: Em vẫn chưa hình dung được sau này trong công việc thực tế của ngành đầu tư tài chính, Ethics sẽ được áp dụng như thế nào.

Thầy Hải: Như đã nói trên, Ethics giúp bạn có được các mối quan hệ bền vững với khách hàng, với công ty. Chắc chắn, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn.

Bạn sẽ biết cách xử lý các xung đột phát sinh liên quan đến công việc trong ngành đầu tư tài chính đặc biệt là các vấn đề “tế nhị, khó nói” như nhận quà từ khách hàng, làm thêm bên ngoài, đầu tư chung với khách hàng và nhiều tình huống khác…

Học Ethics sẽ giúp bạn tránh được những cạm bẫy khi làm việc.

Bạn sẽ tránh được các cổ phiếu bị đầu cơ, tránh rơi vào bẫy của “đội lái già dơ” và điêu luyện.

Khi đọc các báo cáo phân tích doanh nghiệp, bạn sẽ nhận diện được rủi ro nếu cứ nhắm mắt làm theo khuyến nghị của tác giả viết báo cáo hoặc tổ chức phát hành. Thay vào đó, bạn sẽ đánh giá được các báo cáo khuyến nghị đưa ra có trung thực, khách quan không từ đó  ra được quyết định đầu tư đúng đắn.

Bạn sẽ biết không phải ai cũng thích lợi nhuận và chọn một cổ phiếu cho tất cả các khách hàng. Bạn sẽ chọn các công cụ đầu tư phù hợp cho từng đối tượng khách hàng: già hay trẻ , bảo thủ hay thích phiêu lưu, giàu có hay trung bình… Nên nhớ mỗi khách hàng là một cá nhân riêng biệt, có hoàn cảnh khác nhau, mục tiêu và nhu cầu khác nhau.

Bạn sẽ tránh được các vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch dựa trên thông tin nội gián, thao túng giá chứng khoán…

Bạn sẽ tránh được các chế tài của viện CFA như hủy quyền thi, hủy danh xưng CFA Charterholder vì những hành vi gây ra mà mình cũng không hiểu tại sao.


Câu hỏi 4: Học Ethics rất nhàm chán!

Hỏi: Em cảm giác đây là môn học rất nhàm chán, chỉ toàn lý thuyết thôi ạ

Thầy Hải: Mọi người đều nói như vậy. Nhưng trong đa số trường hợp, ý kiến của số đông thường… không đúng.

Nếu bạn có định kiến này thì FTMS chúng tôi sẽ có sứ mệnh giúp bạn có một cái nhìn khác về môn Ethics. Chúng tôi không nói lý thuyết suông mà sẽ đưa ra các tình huống mà bạn gặp hàng ngày trong ngành đầu tư tài chính. Từ đó, chúng ta sẽ cùng thảo luận về cách xử lý. để rồi bạn sẽ thấy Ethics sao mà gần gũi thế hoặc nhiều lúc bạn sẽ ồ lên với các đáp án, và thậm chí có khi bạn còn phản đối quan điểm của viện CFA và giảng viên. Không sao, ở FTMS, chúng tôi đề cao tinh thần dân chủ và … nói nhỏ nhé “Chưa chắc quan điểm của Viện CFA hay giảng viên phù hợp với thị trường Việt Nam”. Dù sao đi nữa, hẹn gặp bạn trong lớp Ethics của FTMS, chúng tôi luôn muốn lắng nghe quan điểm của bạn.

>>> Oh qua bốn câu trả lời của thầy thì cảm thấy môn Ethics không hề "đáng ghét" tí nào mọi người nhi, thay vào đó là cảm giác thích thú khi được tiếp cận với những bài tập tình huống thực tiễn nữa cơ. Vậy bạn còn chần chừ gì mà không liên hệ với FTMS để được tư vấn và tham gia học tập cùng thầy Hải nhé.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.


Share:

8 tháng 12, 2020

Chương trình học cho kỳ thi CFA 2020 liệu sẽ được áp dụng tiếp cho năm 2021?

Việc kỳ thi CFA tháng 6 năm 2020 bị hoãn lại do những e ngại vì dịch bệnh COVID-19 đã khiến nhiều thí sinh thắc mắc liệu rằng chương trình học có bị thay đổi vào năm 2021 hay không, kèm theo đó là những thắc mắc về số lần tổ chức kỳ thi Level I, chương trình học năm 2022 sẽ ra sao. Dưới đây là giải đáp cho các thắc mắc của bạn



Chương trình CFA 2020 sẽ được duy trì tiếp tục cho năm 2021?

Vào ngày 6/4/2020, viện CFA đã thông báo về việc tạm thời duy trì chương trình giảng dạy của năm 2020 cho năm 2021. Các thí sinh ở mọi level vào thi vào tháng 12 năm 2020 hoặc bất kỳ kỳ thi nào trong năm 2021 đều sẽ áp dụng theo chương trình học của năm 2020. Cụ thể:

  •  Nội dung học Level I của năm 2020 sẽ được áp dụng cho level I của năm 2021 (Kỳ thi tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11)
  • Nội dung học Level II cho kỳ thi tháng 6/2020 sẽ áp dụng cho Level II của năm 2021 (Kỳ thi tháng 5 và tháng 8)
  •  Nội dung Level III cho kỳ thi tháng 6 năm 2020 sẽ áp dụng cho Level III của năm 2021 (Kỳ thi tháng 5 và tháng 11)

Đây được xem là một quyết định giúp các thí sinh có thể giảm thiểu áp lực, lo lắng khi mà kỳ thi tháng 6/2020 bị hoãn lại bởi theo viện CFA, rất có thể thí sinh sẽ gặp phải những khó khăn vì bị gián đoạn học tập hoặc những gánh nặng, áp lực khác bên ngoài việc học.

Mặc dù chương trình học sẽ không có nhiều thay đổi nhưng viện CFA sẽ phát hành thêm những tài liệu cho chương trình CFA 2021 dưới dạng các bài đọc bổ sung. Vì vậy, các bạn hãy lưu ý đến vấn đề này nhé.


Một số những thay đổi của kỳ thi CFA năm 2021

Viện CFA đã công bố chấm dứt kỳ thi trên giấy và từ năm sau, tất cả các level, sẽ thi trên máy tính. Trong đó level I sẽ thi 4 lần/ năm. Level II và Level III sẽ thi 2 lần / năm. Để cập nhật chi tiết, xin vui lòng xem thêm tại: Cập nhật những thông tin mới nhất về kỳ thi CFA 2020 - 2021


Chương trình CFA 2022 sẽ có những thay đổi đáng kể? 

Chương trình giảng dạy CFA năm 2022 sẽ là sự kết hợp các thay đổi của năm 2021 với các thay đổi của năm 2020. Như vậy, bạn có thể thấy, vào năm 2022, nội dung học sẽ có sự thay đổi rất lớn.  

Viện CFA sẽ phát hành Candidate body of knowledge 2022 (CBOK) và chương trình giảng dạy khi họ mở cổng đăng ký cho các kỳ thi năm 2022. Đối với Level I, chương trình giảng dạy và CBOK sẽ được phát hành vào tháng 5/2021 khi kỳ thi đầu tiên của năm 2022 có thông báo mở cổng đăng ký. Trong khi đó, chương trình giảng dạy level II và III sẽ được phát hành khi thời gian đăng ký cho kỳ thi tháng 6 năm 2022 mở ra.

>>> Xem thêm: Trải nghiệm học thử CFA và nhận voucher 500K

Nguồn: Biên soạn theo thông tin được cập nhật từ Kaplan

Share:

27 tháng 11, 2020

Early bird promotion: Đăng ký giữ suất học phí tốt nhất cho CFA 3 level (Chuẩn bị cho các cho kỳ thi 2021)

Bạn đang có kế hoạch chinh phục CFA trong năm 2021 và chuẩn bị cho một hành trình phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính thì đừng bỏ lỡ cơ hội đăng ký giữ các suất học phí tốt nhất mà FTMS dành tặng cho các học viên đăng ký sớm.

Từ năm 2021, viện CFA sẽ triển khai thi trên máy tính (CBT) cho cả 3 level. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thí sinh sẽ phải trải nghiệm và làm quen với một dạng thức thi mới, có thể sẽ gây ra nhiều áp lực hơn, đòi hỏi có thêm những kỹ năng phụ trợ khác. 

Đứng trước tình hình đó, FTMS đã có những bước nghiên cứu, xem xét để đáp ứng việc cọ sát bài thi trên máy tính cho học viên của mình và sẽ sớm có thông báo đến cho các bạn.

Còn trong thời gian này thì nếu bạn đã lên kế hoạch thi CFA trong năm 2021 thì hãy tranh thủ đăng ký đợt Early bird promotion nhé, vì càng gần ngày khai giảng, học phí sẽ càng cao.

I. Ưu đãi khi đăng ký 1 level (áp dụng đến 26/12/2020)

1. Đối với Level 1:

  • Khai giảng: tháng 02/2021
  • Chuẩn bị cho kỳ thi: tháng 8/2021
FTMS ưu đãi 6 triệu khi đăng ký sớm dành cho mọi đối tượng. Riêng sinh viên, FTMS ưu đãi đến 7 triệu, hỗ trợ học phí cho các bạn đang khao khát có được tấm bằng CFA.

2. Đối với Level 2:

  • Khai giảng: tháng 03/2021
  • Chuẩn bị cho kỳ thi: tháng 8/2021
Level 2 có mức ưu đãi cao hơn level 1 khi giảm đến 7 triệu cho tất cả học viên và riêng đối tượng sinh viên cũng được hưởng ưu đãi, giảm đến 8 triệu đồng.

3. Đối với Level 3:

  • Khai giảng: tháng 06/2021
  • Chuẩn bị cho kỳ thi: tháng 8/2021

Level 3 hiện cũng có mức học phí ưu đãi tương tự như level 2.


Ngoài các ưu đãi học phí nói trên, FTMS còn tặng voucher 500K/bạn khi đăng ký nhóm từ 3 bạn trở lên. 

>>> Đăng ký tư vấn và nhận ưu đãi: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 

II. Tiết kiệm hơn! Đăng ký combo 2 hoặc 3 level (áp dụng đến 26/12/2020)

Đăng ký combo là cách để các bạn có thể tiết kiệm học phí đến tối đa. Đồng thời việc đăng ký trước các level cũng tạo nên một động lực vô hình, giúp bạn phấn đầu và có mục tiêu rõ ràng hơn. Đa số các bạn đăng ký combo đều có tinh thần học tập cao và thường hoàn thành lộ trình đúng hạn, vượt ngoài mong đợi.

1. Đối với combo 2 level (Level 1 + Level 2 hoặc level 2 + level 3)

Học phí gốc: 45.980.000đ. Khi đăng ký sớm combo 2 level, bạn sẽ được ưu đãi gần 19 triệu và với học viên cũ là gần 20 triệu.

2. Đối với combo 3 level:

Học phí gốc: 68.970.000đ. Khi đăng ký trọn gói, bạn sẽ được giảm đến gần 30 triệu và với học viên cũ của FTMS là gần 31 triệu.

Đặc biệt, khi đăng ký theo combo, bạn sẽ được nhận balo FTMS cực chất đó nha.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

20 tháng 11, 2020

Cập nhật tỷ trọng các môn học trong kỳ thi CFA 3 Level - Update ngày 20/11/2020

Xin chào các bạn đã đến với blog đầu tư tài chính CFA,

Như các bạn đều biết, CFA có 3 kỳ thi tương ứng với 3 level và để trở thành CFA Charterholder thì điều kiện tiên quyết là chúng ta phải hoàn tất cả 3 kỳ thi này. Bên cạnh đó, mỗi level sẽ có 10 môn học bao gồm:

  1. Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp (Ethical and Professional Standards)
  2. Xác xuất thống kê (Quantitative Methods)
  3. Kinh tế học (Economics)
  4. Phân tích báo cáo tài chính (Financial Reporting and Analysis)
  5. Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
  6. Cổ phiếu (Equity Investments)
  7. Trái phiếu (Fixed Income)
  8. Các sản phẩm phái sinh (Derivatives)
  9. Đầu tư khác (Alternative Investments)
  10. Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management and Wealth Planning)

Và với mỗi môn học, tỷ trọng các câu hỏi trong bài thi của từng Level sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, có những môn sẽ xuất hiện ở cả 3 level và có những môn chỉ có ở 2 Level (Xác xuất thống kê, phân tích báo cáo tài chính, tài chính doanh nghiệp chỉ có ở Level 1 và Level 2).

>>> Chuẩn bị gì trước khi bước vào kỳ thi CFA?

Nắm được thông số này, các bạn sẽ dễ dàng biết được mình cần tập trung vào những môn học nào cho từng cấp độ để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả tốt nhất. Và Viện CFA cũng không cố định con số tỷ trọng cho bất kỳ môn học nào cho nên chúng ta rất cần phải cập nhật thường xuyên.

So với cách đây 1-2 tháng, khi kiểm tra lại thông tin, Lan nhận thấy đã có sự thay đổi rất nhiều ở tỷ trọng của hầu hết các môn trong Level 1. Cụ thể thì hiện tại, viện CFA update như hình dưới:



>>> Test đầu vào để biết liệu bạn có thể học CFA không:https://forms.gle/ahwsykgGnk4vSWNf9

Theo đó, Lan nhận thấy môn Ethics trước đây, Viện CFA chỉ để 15% thì bây giờ là 15-20%; Xác suất thống kê và kinh tế học trước đây là 10% thì bây giờ 8-12%. Phân tích báo cáo tài chính cũng từ 15% được đổi thành 13-17%; Tài chính doanh nghiệp từ 10% đổi thành 8-12%; Cổ phiếu và trái phiếu thì đổi từ 11% sang 10-12%; Các môn sản phẩm phái sinh, đầu tư khác và quản lý danh mục đầu tư thì từ 6% đổi thành 5-8%.

Nếu có thay đổi gì mới nữa, Lan sẽ cập nhật thêm cho các bạn sau nhé. Team CFA cố lên nào!!!

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

17 tháng 11, 2020

Chuẩn bị gì trước khi bước vào kỳ thi CFA (Update tháng 11/2020)

Chào các bạn đã đến với Blog đầu tư tài chính CFA của Lan,

Các bạn thân mến, chỉ còn 2 tuần nữa thôi là rất nhiều “sĩ tử” sẽ bước vào kỳ thi CFA Level 1. Lan hiểu các bạn đang vô cùng lo lắng bởi vì nội dung thi CFA vốn dĩ không hề dễ và nếu thi Level 1 thì hẳn đây là lần đầu tiên của các bạn nữa. Trước vấn đề này, để giải đáp cho tất cả các bạn nói chung và các bạn học viên của Lan, của FTMS nói riêng, Lan xin được gửi đến các bạn những lưu ý trước, trong và sau kỳ thi CFA. Nếu được, các bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng biết mà chuẩn bị nhé. 

Trước ngày thi

Trước khi ngày thi diễn ra, Lan chắc chắn là các bạn đã phải rất chăm chỉ học tập, ôn luyện kiến thức, nhất là đối với các bạn nào tự học thì phải nghiêm túc vạch ra cho mình một thời gian biểu rõ ràng. Trước Lan từng nói, viện CFA cho rằng cần 300 giờ học là tối thiểu cho mỗi level nhưng thực tế các bạn phải bỏ ra phải gấp 2-3 lần số giờ nói trên, tùy thuộc vào background cũng như cách học của mỗi người nữa nè.

Đối với các học viên học CFA ở FTMS thì trong quá trình học, các bạn đã được sự hỗ trợ kiến thức từ thầy cô, có thể trao đổi ngay khi chưa rõ một vấn đề gì và các thầy cô cũng thường xuyên cung cấp bài tập về nhà để các bạn làm quen, đồng thời các bạn cũng được FTMS cung cấp 3 bài mock test trong suốt quá trình học nên phần nào cũng đã có nền tảng tốt và được cọ sát đề thi mẫu. 

>>> Xem thêm: Test thử đầu vào CFA

Khi ngày thi cận kề, bạn hãy đảm bảo mình đã nắm rõ các thông tin như:

1/ Địa điểm và thời gian: 

Nhiều bạn hay ỷ y cái này lắm luôn á. Cứ nghĩ là đường từ nhà tới chỗ thi gần mà quên tính toán khoản kẹt xe hay đi kiếm chỗ gửi xe thì cũng toang thật đó. CFA sẽ bắt đầu điểm danh lúc 8h00 sáng và 8h30 sẽ đóng cửa phòng thi nên tốt nhất là trước ngày đi thi hãy lướt qua chỗ thi một lần cho chắc.

2/ Các loại giấy tờ và vật dụng “bất ly thân” bắt buộc phải có: 

  • Phiếu báo danh (Exam admission ticket): thường viện CFA sẽ gởi cho bạn trước ngày thi khoảng 1-2 tháng. Đừng quên in ra và mang theo nhé.
  • Passport: còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng trước ngày thi.
  • Máy tính: Texas Instruments BAII Plus (hoặc Professional) hoặc Hewlett Packard 12C (bao gồm Platinum). Nhiều bạn còn chắc ăn hơn là mang theo pin cho máy tính nữa.
  • Bút chì 2B. Nên mang theo 2-3 cây để phải đỡ tốn thời gian gọt bút chì nha, vào phòng thi là tiết kiệm từng giây từng phút.

3/ Những vật dụng nên mang khác:

  • Đồng hồ đeo tay để canh thời gian làm bài. Bạn lưu ý, đồng hồ phải là đồng hồ cơ chứ không cho phép smart watch đâu nè. Thực tế thì trong phòng thi có đồng hồ nhưng vì không gian phòng khá rộng mà đồng hồ thì bé nên rất khó nhìn, tự mang tự nhìn vẫn luôn là tốt nhất.
  • Tài liệu ghi chép: Vào lúc nghỉ trưa, có thời gian rảnh thì bạn có thể đem ra ôn thêm nè, biết đâu được thì chỉ 5-10 phút xem lai bài thôi cũng giúp bạn lấy thêm 5-10% số điểm thì sao. 
  • Áo khoác mỏng: phòng thi có thể khá lạnh và sẽ cực kỳ không ổn nếu bạn không chịu được nhiệt độ lạnh. Cứ mang đi cho chắc ăn.
  • Cơm trưa: Bạn chỉ có 1 tiếng nghỉ trưa để bước vào phần thi thứ 2 nên hãy lên plan trước cho việc ăn trưa càng gọn càng tiết kiệm thời gian. 

4/ Những thứ không nên mang bao gồm:

  • Điện thoại, ví tiền: nên để trong balo và gửi ở phòng để đồ của thí sinh
  • Viết bi, viết xóa, hộp bút…:  Viện CFA không cho mang vô phòng thi nên thôi bỏ ở nhà luôn nhé.

Vào ngày thi

1/ Hãy cho mình một tâm trạng thoải mái

Chúng ta đều biết, tâm trạng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm bài thi rất nhiều vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã đủ ngủ giấc, cố gắng thư giãn, không quá áp lực, ăn sáng đầy đủ để nạp năng lượng. 

Bạn cũng nên tranh thủ vệ sinh cá nhân trước khi bước vào phòng để tránh rắc rối có thể xảy ra, tốn thời gian đi lại giữa chừng.

2/ Đề cao tính nghiêm túc, tự giác

Nếu bạn chưa đọc câu chuyện Thi CFA: Pass mà không pass! Đậu mà không được công nhận mà Lan từng chia sẻ thì đọc ngay nhé. Đọc xong, bạn sẽ biết viện CFA quan trọng vấn đề Ethics như thế nào.

Trong suốt quá trình thi, bạn phải thực sự nghiêm túc, chỉ tập trung vào bài làm của mình đừng ngó nghiêng xung quanh. Có rất nhiều bạn đã chia sẻ rằng, mọi người không nên cười, không nhếch mép, cau mày, đá long nheo hoặc thực hiện bất kỳ một hành vi không cần thiết, có vẻ “đáng nghi” nào. Cho dù bạn không hề bị giám khảo nhắc nhở nhưng tất cả sẽ đều được giám khảo ghi nhận đó nhé.

Mặt khác, hãy tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn. Giám khảo sẽ làm mẫu và cho bạn biết phải làm gì. Không cầm bút chì của bạn hoặc mở đề thi cho đến khi bạn nghe thấy hướng dẫn. Ngừng viết ngay khi có thông báo. Nếu bạn cố viết thêm, họ sẽ đánh dấu lại nhưng sẽ không cho bạn biết ngay đâu, bạn chỉ được biết khi kết quả thi “ra lò” vào 2 tháng sau. 

Khi thi, làm đến đâu thì khoanh đáp án đến đấy, đừng chờ làm hết mới chép vào tờ đáp án, đôi khi bạn sẽ gặp những tình huống như hết giờ hoặc là nhìn nhầm câu trả lời, lệch đáp án, khó kiểm tra lại. 

Cuối cùng là hãy nhớ quản lý thời gian, nếu không bạn sẽ bị cuốn khi thời gian gần hết hoặc làm ảnh hưởng tới kết quả thi rất nhiều. Đó là lý do vì sao phía trên, mình khuyên các bạn nên mang theo đồng hồ và một lần nữa đồng hồ cơ không phải đồng hồ điện tử thông minh nha. 

Sau ngày thi

Sau khi thi xong, mình nghĩ chúng ta đừng nên suy nghĩ quá nhiều. Hãy tự hào vì bạn vừa vượt qua một trong những kỳ thi khó nhất “phố Wall” nhé, bạn đã làm rất tốt. 

Bạn sẽ nhận được kết quả sau 2 tháng và viện CFA sẽ gửi mail cho bạn. Bạn sẽ không có số điểm cụ thể mà chỉ biết là tỷ lệ phần trăm điểm và đậu hay không đậu mà thôi như hình bên dưới:


Hi vọng những thông tin trên mà Lan cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm: Series CFA VS MBA - Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.


Share:

13 tháng 11, 2020

Ai là người sáng lập ra bằng CFA?

Một ngày đẹp trời, Lan nhận được câu hỏi viện CFA của Mỹ mà do ai sáng lập vậy chị. Ờ ha, thực sự là làm trong nghề tư vấn đã lâu nhưng Lan cũng chưa từng tìm hiểu vấn đề này luôn đó ạ. Vậy nên để trả lời câu hỏi của bạn khách hàng, Lan đã tìm hiểu và cũng muốn chia sẻ lại thông tin cho các bạn.

99,99% mọi người biết CFA là chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính của Hoa Kỳ và thường chỉ quan tâm đến nội dung học, cơ hội nghề nghiệp, mức lương hứa hẹn, làm thế nào để đạt được bằng cấp này… Số ít ỏi còn lại như bạn khách của Lan, đặc biệt hơn là lại rất quan tâm đến lịch sử hình thành và phát triển của chiếc vé vàng trong làng tài chính này. Lan nghĩ cũng đúng thôi bởi vì chúng ta cũng nên biết rõ hơn về những gì mà chúng ta sở hữu nhất là đối với bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp như CFA.

>>> Đăng ký test đầu vào CFA không: https://forms.gle/ahwsykgGnk4vSWNf9

Những ngày này, chúng ta thấy tại Mỹ, có hai con người đang tranh đấu dữ dội với nhau trong sự kiện bầu cử tổng thống. Mỗi ngày trôi qua là lại có thêm nhiều thông tin gay cấn, hồi hộp. Bầu cử tổng thống Mỹ thì cũng giống như một sự kiện có tính quyết định đến kinh tế, vận mệnh của thế giới bởi Mỹ hiện tại chính là đầu tàu, cho nên hầu như ai ai cũng đều rất quan tâm. Và nhìn lại quá khứ, vào những năm thập niên 1940, cũng có một người Thầy vĩ đại đấu tranh không ngừng nghỉ cho sự ra đời của QSA (Qualified Security Analyst) - tên gọi thuở ban đầu của CFA. Con người đó chính là Benjamin Graham, một triết gia, một nhà quản lý quỹ đại tài.

Benjamin Graham chưa bao giờ đánh giá thấp IQ của phố Wall, tuy nhiên ông luôn cảm thấy phải có trách nhiệm với sự bất công quá lớn đối với tầng lớp những nhà đầu tư cá nhân. Vào thời điểm ấy, ông nhận thấy rằng các chuyên gia phân tích cần một tấm huy chương để chứng minh năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh bấy giờ tại thị trường chứng khoán của Mỹ. Và ông quyết định kiến nghị đến NYSSA (Hiệp Hội các nhà phân tích chứng khoán New York) về một tiêu chuẩn chất lượng có tên gọi là QSA - chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp dành cho các chuyên viên phân tích và khuyến nghị chứng khoán trực tiếp với nhà đầu tư cá nhân.

Quá trình đề xuất đó tưởng chừng như đơn giản nhưng 3 năm sau đó, NYSSA mới chỉ cân nhắc xem xét thay vì thông qua hoàn toàn. Ông tiếp tục trình lên những lợi ích của QSA trên tờ nhật báo Analyst’s Journal để thuyết phục công chúng. Mặc dù vậy, NYSSA lại cho rằng đề xuất này là dư thừa, không cần thiết, không thể cải thiện các vấn đề mà chứng chỉ này đề xuất, lãng phí thời gian và tiền bạc. Do đó, ý tưởng này lại chìm trong quên lãng đến 10 năm sau. Đến 1953, NYSSA mới xem xét một đề xuất khác là Senior Security Analyst - chứng chỉ chuyên viên phân tích cao cấp có thâm niên và cũng bị phản đối kịch liệt. Điều kỳ lạ là NYSSA bắt đầu xem xét lại về QSA và thấy sự tương đồng giữa hai ý tưởng. Tới đây tưởng ngon lành cành đào rồi ấy chớ, hóa ra cũng thêm 10 năm ròng rã thì các Hiệp hội các nhà phân tích trên khắp các bang nước Mỹ mới tán đồng ý tưởng QSA và thống nhất với tên gọi mới là CFA.

Ái chà chà, sau hơn 20 năm đấu tranh thì 15/06/1963, kỳ thi CFA level 1 đầu tiên được tổ chức với hơn 300 ứng viên đến từ các tổ chức tài chính khác nhau. Những năm tiếp theo, kỳ thi này lại thu hút hàng ngàn thí sinh mỗi năm.

CFA ngày nay vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ tại hơn 167 quốc gia trên thế giới. Những gì Benjamin Graham để lại cho nhân loại thật có ý nghĩa và giá trị, đặc biệt là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Nhiều bạn khi học CFA cảm thấy sao chủ đề này nghe “sáo rỗng” quá, nhưng mình tin là những bài học đạo đức vẫn luôn là yếu tố quan trọng, như  là lí do gốc rễ mà CFA được tạo ra.

Nếu bạn chưa tin vào tôn chỉ đạo đức của CFA thì bạn có thể xem thêm một chia sẻ thực tế của Lan về một trường hợp hi hữu nhưng cũng có khả năng sẽ xảy ra cho các bạn chưa có kinh nghiệm khi bước vào phòng thi: Thi CFA: Pass mà không pass! Đậu mà không được công nhận

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

12 tháng 11, 2020

Thi CFA: Pass mà không pass! Đậu mà không được công nhận?

Chào các bạn, hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một câu chuyện nho nhỏ có thật mà Lan đã có dịp trải qua. Nếu bạn chưa biết thì Lan xin giới thiệu Lan đã có hơn 3 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn các chương trình học về kế toán, kiểm toán và tài chính trong đó có CFA. Gần đây Lan có làm blog cũng như là Fanpage để chia sẻ thông tin và tài liệu học liên quan đến CFA cho các bạn.



Vài dòng về bản thân thế thôi, Lan xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện từng xảy ra đối với một bạn khách hàng của Lan.

Câu chuyện liên quan đến kỳ thi CFA

Nếu đã tìm hiểu hoặc học CFA thì hẳn các bạn đều biết, chương trình CFA có 3 level và môn học xuất hiện trong tất cả các level, có tỷ trọng cũng khá cao là Ethics. Trước đây, Lan nghĩ nó là một môn học như bao môn khác, chẳng qua là Viện CFA có sự phân bổ tỷ trọng cao hơn vì một số tiêu chuẩn riêng của họ. Nhưng khi trải qua trường hợp này, Lan mới thấy rõ Viện CFA thực sự rất coi trọng Ethics của người học, của thí sinh, của những người hành nghề trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính.

Bạn học viên của Lan là một bạn sinh viên mới ra trường và có đam mê theo đuổi bằng CFA. Trước đây với background kế toán tài chính, tiếng Anh khá tốt nên việc học CFA level 1 với bạn không phải là quá gian nan. Đến ngày đi thi, bạn làm bài rất ổn và hầu hết kiến thức đều được thầy cô giảng dạy và hướng dẫn rất kỹ lưỡng. Đó là tín hiệu vui đầu tiên và khi có kết quả thì vừa mong đợi vừa “ngoài mong đợi”. Bạn đã pass! Nhưng lại không pass... vì vi phạm quy chế phòng thi. Tức là Viện CFA đã không công nhận kết quả của bạn.

Chắc không cần tả thì mọi người cũng hiểu cảm giác của bạn lúc đó bàng hoàng như thế nào rồi hen, vì rõ ràng là bạn làm bài tốt và không vi phạm bất kỳ điều gì. Trong suốt buổi thi, bạn không hề bị giám thị nhắc nhở nội quy hay có bất kỳ hành động nào không phù hợp.

Hướng xử lý khi không được công nhận kết quả thi CFA

Trước tình huống đó, bạn đã liên hệ với FTMS để Lan hỗ trợ bạn liên hệ với Viện CFA và nhận được phản hồi từ họ. Viện CFA cho rằng bạn vi phạm quy chế phòng thi, vi phạm đạo đức, gian lận thi cử là vì trong quá trình làm bài thi, bạn đã có những hành động xoay người qua lại, nhìn lên trần, nhìn xuống đất. Với những hành động đó, họ cho rằng bạn không thực sự tự mình làm bài.

Thế rồi hai chị em mới ngồi trò chuyện xem thực hư thế nào. Bạn học viên thiệt tình không tin rằng những hành động theo thói quen đó lại khiến bạn gặp rắc rối trong kỳ thi quan trọng này. Nói lần mới nhớ ra, cách đó khoảng 2 năm, bạn này từng bị tai nạn giao thông và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống nên trong quá trình thi, thời gian kéo dài, đã làm cho bạn khá mệt nên mới có những hành động như thế xảy ra.

Để hỗ trợ bạn, Lan đã hướng dẫn bạn viết email giải trình và gửi kèm các giấy tờ liên quan đến Viện CFA. Sau quá trình xem xét, xác thực thì Viện CFA mới chính thức công nhận kết quả thi cho bạn. Kể thì vài dòng nhưng toàn bộ quá trình thực sự cũng kha khá gian nan, thủ tục phức tạp. Mãi mới thở phào được. 

Điều rút ra được:

Ở đây, Lan muốn chia sẻ với các bạn rằng cũng có những tình huống tương tự xảy ra, dù pass nhưng không được công nhận bởi sự nghiêm khắc và kỷ luật của Viện CFA. Bạn vẫn có thể làm bài, bạn vẫn tiến hành thi bình thường nhưng hành động của bạn trong buổi thi cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. Và chúng ta cũng thấy được rõ ràng, các kiến thức mà chương trình CFA mang lại dù chỉ là môn đạo đức cũng đều rất thực tế, trực tiếp ảnh hưởng đến người học và người sử dụng những kiến thức đó.

Khi tư vấn cho các bạn đăng ký học thì Lan luôn nói với các bạn về câu chuyện này để các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về những tôn chỉ của viện CFA cũng như việc học và thi về sau.

Nếu bạn cần tư vấn thì có thể để lại thông tin tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5

Trường hợp các bạn cần kiểm tra đầu vào trước khi học hoặc đơn giản là muốn tự kiểm nghiệm khả năng của mình thì làm thử 20 câu test này nha: https://forms.gle/ahwsykgGnk4vSWNf9

Chúc các bạn luôn học tập thật tốt.
Share:

10 tháng 11, 2020

Series CFA vs MBA – Phần 2: So sánh mức lương

Bạn đang phân vân, không biết nên học CFA hay MBA? Hãy cùng Lan, tìm hiểu mức lương mong đợi mà bạn có thể có được sau khi hoàn thành bằng MBA hoặcchứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính CFA.

Đầu tiên, Lan khẳng định, việc sở hữu bằng MBA hoặc chứng chỉ CFA sẽ là tấm vé giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Cả hai đều giúp cho người sở hữu có được một công việc với mức thu nhập mơ ước. Trung bình, mức lương khởi điểm của một người có bằng MBA là khoảng 135,000 USD/ năm, theo số liệu từ AASCB vào năm 2018/2019.  

Cùng với đó, người ta cũng ước tính được mức lương khởi điểm dành cho một CFA Charter holder – Người đã hoàn thành cả 3 level là khoảng 92,600 USD/ năm với vị trí của một nhà quản lý danh mục đầu tư trong khu vực châu Mỹ, theo số liệu năm 2019 do viện CFA cung cấp.  

Series: CFA vs MBA – Phần 2: So sánh mức lương

1. Mức lương của CFA so với MBA

Thực tế, mức lương của một chuyên gia phụ thuộc phần lớn vào số năm kinh nghiệm, lĩnh vực, ngành nghề, quy mô công ty, vị trí công việc cho nên sự so sánh nào cũng khó mà chính xác được.

Ví dụ, bạn có thể thấy CFA tập trung vào các nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư mà có thể sẽ mang lại mức lương cao hơn nhiều so với một số ngàng nghề mà người tốt nghiệp bằng MBA theo đuổi.

Stephen Thomas, giảng viên tài chính tại Trường Kinh doanh Cass ở London, cho biết các nhà quản lý danh mục đầu tư, có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn thông qua các khoản tiền thưởng liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của một công ty đầu tư. Ông nói: “Khi tôi làm việc trong các quỹ đầu cơ, tiền thưởng thưởng cao hơn mức lương cơ bản nhiều”.

Ngoài ra, ông cho biết, mặc dù một số sinh viên tốt nghiệp MBA cũng chọn làm việc trong lĩnh vực tài chính, nhưng họ thường làm vị trí quản lý hứ không phải tự đầu tư, bởi vì MBA mang lại cho họ phần lớn các kỹ năng liên quan đến quản lý và lãnh đạo. Cho nên dù mức lương có thể ít hơn CFA thoạt đầu nhưng triển vọng để chuyển sang các vị trí lãnh đạo sẽ cao hơn và có được mức lương tương xứng. Đối với những người sở hữu chứng chỉ CFA, họ thường sẽ đạt được những vị trí cao cấp trong các công ty chuyên về đầu tư và nếu sở hữu thêm bằng MBA thì con đường thăng tiến sẽ còn nhanh chóng hơn.

Program Type Salary Average
CFA$92,600
CFA + MBA$195,000
MBA$135,000

Nguồn bảng: Businessbecause

2. So sánh học phí CFA so với MBA

Steven Young, giảng viên môn kế toán tại Trường Lancaster ở Anh, cho biết bằng MBA và CFA có xu hướng thu hút nhiều thành phần khác nhau, theo đuổi các con đường sự nghiệp khác nhau.  

Tuy nhiên, học MBA yêu cầu đầu tư lớn hơn nhiều so với chứng chỉ CFA. “Tổng phí đăng ký và thi cho cả ba cấp độ của CFA không vượt quá $7.000. Còn với MBA thì ngay cả khi bạn chỉ theo học ở những trường đào tạo về kinh doanh thì cũng có mức học phí đắt đỏ hơn nhiều.

Ở một số trường đào tạo MBA Full-time, học phí có thể lên đến 200,000 USD và mức trung bình là khoảng 35,000 USD (Theo AASCB).

Phải nhấn mạnh rằng. học phí CFA thấp hơn nhưng kết quả mức lương còn tùy vào công việc mà bạn có được về sau và thường thì người ta cũng thấy được “lợi tức” khi đầu tư học CFA khá tốt.

CFA và MBA thường được coi là hai chương trình có tính cạnh tranh nhưng trên thực tế, chúng lại có tính tương hỗ, bổ sung cho nhau và không dễ gì để so sánh. MBA tập trung vào quản lý kinh doanh và lãnh đạo, trong khi CFA là một chương trình học có nội dung chuyên môn sâu sắc, tập trung vào phân tích đầu tư.


Bảng so sánh mức lương của CFA Charterholder ở một số nước (màu xanh là mới tốt nghiệp, màu đỏ là đã có kinh nghiệm)

3. Kết hợp CFA + MBA: Lợi ích vượt trội

Những người làm việc trong lĩnh vực tài chính thường có lựa chọn thông thái nhất là kết hợp cả MBA và CFA. Tom Robinson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AACSB cho biết: “Sự kết hợp của cả hai chương trình này có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Theo nghiên cứu của Viện CFA, những người tham gia khảo sát đã trả lời rằng việc có bằng MBA và CFA đã giúp họ có mức thù lao trung bình cao nhất so với những người chỉ sở hữu một trong 2 tấm bằng: 195.000 USD/ năm

Và nếu bạn đang nghĩ đến việc học cả MBA lẫn CFA thì học CFA trước là lựa chọn hợp lý. Ông Steven nói: “Có được chứng chỉ CFA hiện là một yêu cầu quan trọng đối với những ai muốn làm việc trong ngành đầu tư, quản lý tài sản. Nhưng dĩ nhiên, tôi muốn nói thêm, có CFA cũng không đảm bảo cho bạn một công việc trên thị trường tài chính”, ông lưu ý.

Lisa Plaxco, người đứng đầu cấp cao của Chương trình CFA tại Viện CFA, cho biết, chương trình MBA có xu hướng thu hút những người đã có cho mình một sự nghiệp của muốn chuyển sang các vị trí quản lý cao cấp. Bà nói: “Để làm được điều này, họ phải hiểu các khía cạnh khác nhau trong việc điều hành doanh nghiệp cho nên MBA sẽ phát huy tác dụng và dẫn dắt họ đạt đến mục tiếu đó. Rất nhiều người sau khi có được bằng CFA đã tiếp tục học thêm MBA để mở rộng cơ hội nghề nghiệp và hướng đến vị trí lãnh đạo trong tổ chức hoặc doanh nghiệp”.

Tổng kết

Như vậy, tùy vào nhu cầu và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn có thể lựa chọn chinh phục CFA hoặc MBA nhưng đừng việc kết hợp cả CFA và MBA là lựa chọn tối ưu, có giá trị giúp chúng ta mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc 

>> Xem thêm: Series CFA vs MBA – Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản

Theo business because

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Chinh phục CFA ngay hôm nay

Đăng ký tư vấn

Ghé Fanpage của mình nhé