10 tháng 11, 2020

Series CFA vs MBA – Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản

Chào các bạn, mình là Thanh Lan, cảm ơn các bạn đã đến với Blog đầu tư tài chính CFA,

Khi theo học hoặc đã từng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tài chính và muốn nâng cao trình độ bằng cách học tập thêm những bằng cấp khác, bạn có đang tự băn khoăn đâu là lối đi phù hợp cho mình không?

Trong nhiều năm tư vấn, Lan thấy rất nhiều bạn phân vân giữa CFA và MBA. Phải nói rằng cả hai đều mang lại cho bạn những triển vọng nghề nghiệp tuyệt vời, tuy nhiên sẽ có những sự khác nhau nhất định trong chương trình học cũng như định hướng dành cho mỗi loại bằng cấp/chứng chỉ này. Mời bạn theo dõi series các bài viết của Lan liên quan đến so sánh giữa CFA và MBA nhé. Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những khác biệt chính của hai chương trình này. 

Series CFA vs MBA – Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản



1. Nguồn gốc của CFA và MBA

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của hai bằng cấp này.

CFA viết tắt của Chartered Financial Analyst là bằng nghề nghiệp dành cho các nhà phân tích tài chính đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, đầu tư… Chứng chỉ CFA được cấp bởi Viện CFA Institute của Mỹ - thành lập từ năm 1947 và hiện được công nhận trên gần 170 quốc gia.

MBA viết tắt của Master of Business Administration là bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, ra đời vào năm 1898 tại trường Đại học Chicago của Mỹ. Đến năm 1950, chứng chỉ MBA đầu tiên đã được cấp bên ngoài nước Mỹ, cụ thể là tại trường Đại học Western Ontario của Canada.

2. Yêu cầu đầu vào của chương trình CFA và MBA khác nhau thế nào

Yêu cầu đầu vào của chương trình MBA:

  • Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành liên quan.
  • Nếu trái ngành, người học bắt buộc phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc.

Trong khi đó, để học CFA, người học cần đáp ứng MỘT trong các điều kiện sau:

  •  Tốt nghiệp đại học với bất cứ chuyên ngành nào.
  • Có bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương.
  •  Sinh viên đại học năm cuối.
  • Có ít nhất 4 năm học và làm việc (không nhất thiết trong lĩnh vực đầu tư).

3. Yêu cầu đầu ra của CFA so với MBA

Đối với MBA:

  • Hoàn thành tất cả các môn học của chương trình
  • Bảo vệ luận án khi kết thúc khóa học

Còn về CFA, để trở thành CFA Charter, bạn cần có 3 điều kiện phải thực hiện:

  • Pass 3 kỳ thi tương ứng với 3 cấp độ 1.2.3
  • Hoàn thành các bài kiểm tra về đạo đức nghề nghiệp
  • Có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu từ tài chính được tích lũy trước, trong hoặc sau khi học CFA.

4. Thời gian hoàn thành chương trình CFA và MBA

Cả hai chương trình đều có thời gian hoàn thành từ 1,5 đến 2 năm tùy vào sức học. (Trước đây, để hoàn thành 3 level của CFA thì thời gian lên đến 3 năm nhưng khi viện CFA tổ chức các kỳ thi thường xuyên hơn thì thời gian hoàn thành chứng chỉ này đã được rút ngắn đáng kể.


5. Cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CFA và bằng MBA

Cơ hội nghề nghiệp của những ai sở hữu chứng chỉ CFA thường liên quan đến lĩnh vực đầu tư và tài chính, điển hình như:

  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Nghiên cứu tài chính và đầu tư
  • Tư vấn đầu tư
  • Phân tích và quản trị rủi ro
  • Xây dựng chiến lược đầu tư
  • Phân tích tín dụng
  • Lập kế hoạch tài chính

Vậy nên, một số loại hình doanh nghiệp mà các bạn có thể đảm nhiệm những vị trí liên quan đến các nghề nghiệp kể trên bao gồm: Ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, các công ty Fintech, sàn giao dịch chứng khoán...

Còn với MBA, theo Tạp chí Fortune, đây là bằng tốt nghiệp phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Sở hữu bằng MBA sẽ mang lại cho bạn triển vọng nghề nghiệp với 7 công việc hấp dẫn sau:

  • Doanh nhân: trong khi nhiều người đang tìm kiếm một công việc ổn định trong các tổ chức doanh nghiệp lớn, thì một số khác lại tìm cách quay trở lại trường học để tiếp tục nâng cao kiến thức để thực hiện hóa khát vọng kinh doanh của mình.
  • Quản trị tài chính: xem xét phân tích cạnh tranh, đánh giá, phân bổ ngân sách và giám sát các giao dịch tài chính của công ty.
  • Nhà phân tích: lập kế hoạch và giám sát hoạt động, chuyển đổi và đơn giản hóa các khía cạnh lớn của dữ liệu, sau đó truyền đạt thông tin cho các bên liên quan cấp cao.
  • Quản trị dự án: giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
  • Quản lý y tế: mỗi tổ chức chăm sóc sức khoẻ luôn cần những nhà quản lý có thể giám sát người lao động, lập kế hoạch ngân sách, ra các quyết định về chính sách, thực hiện cải cách của chính phủ và đánh giá các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.
  • Nhà tư vấn: đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận, giúp kiểm soát chi phí và giải quyết các vấn đề về cơ cấu trong tổ chức.
  • Quản lý kinh doanh: đặt mục tiêu và hạn ngạch, đánh giá nhu cầu của khách hàng, tạo ra các chương trình đào tạo cho nhân viên bán hàng và đưa ra các chương trình truyền thông phù hợp.

6. Nội dung chương trình học:

Cấu trúc của một chương trình CFA

CFA sẽ có 10 môn học cho cả 3 level. Tùy từng level mà tỉ trọng các môn sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Đạo đức &tiêu chuẩn nghề nghiệp
  • Xác suất thống kê
  • Kinh tế học
  • Phân tích báo cáo tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Đầu tư cổ phiếu
  • Đầu tư trái phiếu
  • Đầu tư các sản phẩm dẫn suất
  • Đầu tư vào các sản phẩm khác
  • Quản lý danh mục đầu tư

Nhìn chung, CFA level 1 sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản, khái niệm và công cụ đầu tư. CFA Level 2 sẽ giúp áp dụng, phân tích tập trung vào định giá sản phẩm đầu tư. CFA level 3 sẽ đánh giá khách hàng và quản lý danh mục đầu tư.

Cấu trúc của một chương trình MBA

Tùy vào nơi đào tạo mà cấu trúc chương trình học và độ dài của chương trình MBA có thể khác nhau. Với mục đích mang lại kiến thức, rèn giũa kỹ năng cho một nhà quản lý tương lai, các khóa học MBA bao gồm hầu như tất cả các môn học liên quan đến kinh doanh và quản lý, trong đó phổ biến nhất là:

  • Marketing
  • Tài chính - kế toán
  • Phương pháp định lượng
  • Công nghệ thông tin
  •  Quản lý nhân sự và hành vi tổ chức
  • Quản lý chiến lược và vận hành
  • Tư vấn và phương pháp nghiên cứu
  • Môi trường
  • Quản lý thay đổi
  • Chiến lược và chính sách kinh doanh
  • Lãnh đạo và khởi nghiệp
  • Vấn đề đương đại và phổ biến
  • Quốc tế hóa…



7. Mức thu nhập của người sở hữu chứng chỉ CFA và MBA

Theo Business Insider, người có chứng chỉ CFA nhưng không có bằng MBA nhận được mức lương trung bình khoảng 130.000 USD, cao hơn nhiều so với mức 95.000 USD của người có bằng MBA nhưng không có chứng chỉ CFA (Theo Business Insider).

Mặt khác, số liệu của viện CFA cho biết lương của một CFA Charterholder – Người đã hoàn thành cả 3 level là vào khoảng 92,600 USD/năm với vị trí của một nhà quản lý danh mục đầu tư tại khu vực châu Mỹ.

Nhìn chung, đây là những con số ước tính nhưng nó sẽ còn tùy thuộc vào vị trí và ngành nghề.

8. Chi phí học CFA và MBA

  • Với CFA, việc ôn luyện cả 3 level tại các trung tâm tại Việt Nam như FTMS sẽ tầm khoản 40 triệu. Ngoài ra, còn có lệ phí thi khoảng 2.550 USD. Tổng chi phí cho việc lấy bằng CFA mà bạn cần chuẩn bị khoảng trên dưới 100 triệu đồng.
  • Trong khi với MBA, chi phí sẽ tùy thuộc vào trường mà bạn tham gia học. MBA phổ thông: học phí dao động từ 50 – 70 triệu đồng/ khóa. MBA chất lượng cao: học phí trong khoảng 100 – 150 triệu đồng/ khóa. MBA online có mức học phí dao động từ 120 – 250 triệu đồng/khóa. MBA liên kết. thì học phí từ 100 – 200 triệu đồng/khóa cho các chương trình liên kết với các trường tại khu vực châu Á; trên 200 triệu đồng với các chương trình liên kết với các trường Châu Âu, Úc hoặc Mỹ.

Như vậy, tùy thuộc vào định hướng nghề nghiệp mà bạn nên lựa chọn học CFA hay MBA vì học bằng nào cũng sẽ cần đầu tư chi phí, thời gian và nổ lực học tập cả nè. Chúc bạn sẽ tìm thấy con đường phù hợp nhất với mình nhé.

>>> Xem thêm: Series: CFA vs MBA –Phần 2: So sánh mức lương

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Chinh phục CFA ngay hôm nay

Đăng ký tư vấn

Ghé Fanpage của mình nhé

Lưu trữ