30 tháng 11, 2020

Thuật ngữ CFA: Effective annual rate - Lãi suất hiệu dụng hằng năm

Effective annual rate


Ý nghĩa: Lãi suất hiệu dụng hàng năm/ lãi suất hiệu quả hàng năm / lãi suất thực tế

Viện CFA giải thích: The amount by which a unit of currency will grow in a year with interest on interest included.

Chú giải: Lãi suất hiệu dụng hàng năm là số tiền lãi suất thực hưởng/ thực sự được trả trong một năm sau khi tính đến tác động của lãi suất kép.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

27 tháng 11, 2020

Early bird promotion: Đăng ký giữ suất học phí tốt nhất cho CFA 3 level (Chuẩn bị cho các cho kỳ thi 2021)

Bạn đang có kế hoạch chinh phục CFA trong năm 2021 và chuẩn bị cho một hành trình phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính thì đừng bỏ lỡ cơ hội đăng ký giữ các suất học phí tốt nhất mà FTMS dành tặng cho các học viên đăng ký sớm.

Từ năm 2021, viện CFA sẽ triển khai thi trên máy tính (CBT) cho cả 3 level. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thí sinh sẽ phải trải nghiệm và làm quen với một dạng thức thi mới, có thể sẽ gây ra nhiều áp lực hơn, đòi hỏi có thêm những kỹ năng phụ trợ khác. 

Đứng trước tình hình đó, FTMS đã có những bước nghiên cứu, xem xét để đáp ứng việc cọ sát bài thi trên máy tính cho học viên của mình và sẽ sớm có thông báo đến cho các bạn.

Còn trong thời gian này thì nếu bạn đã lên kế hoạch thi CFA trong năm 2021 thì hãy tranh thủ đăng ký đợt Early bird promotion nhé, vì càng gần ngày khai giảng, học phí sẽ càng cao.

I. Ưu đãi khi đăng ký 1 level (áp dụng đến 26/12/2020)

1. Đối với Level 1:

  • Khai giảng: tháng 02/2021
  • Chuẩn bị cho kỳ thi: tháng 8/2021
FTMS ưu đãi 6 triệu khi đăng ký sớm dành cho mọi đối tượng. Riêng sinh viên, FTMS ưu đãi đến 7 triệu, hỗ trợ học phí cho các bạn đang khao khát có được tấm bằng CFA.

2. Đối với Level 2:

  • Khai giảng: tháng 03/2021
  • Chuẩn bị cho kỳ thi: tháng 8/2021
Level 2 có mức ưu đãi cao hơn level 1 khi giảm đến 7 triệu cho tất cả học viên và riêng đối tượng sinh viên cũng được hưởng ưu đãi, giảm đến 8 triệu đồng.

3. Đối với Level 3:

  • Khai giảng: tháng 06/2021
  • Chuẩn bị cho kỳ thi: tháng 8/2021

Level 3 hiện cũng có mức học phí ưu đãi tương tự như level 2.


Ngoài các ưu đãi học phí nói trên, FTMS còn tặng voucher 500K/bạn khi đăng ký nhóm từ 3 bạn trở lên. 

>>> Đăng ký tư vấn và nhận ưu đãi: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 

II. Tiết kiệm hơn! Đăng ký combo 2 hoặc 3 level (áp dụng đến 26/12/2020)

Đăng ký combo là cách để các bạn có thể tiết kiệm học phí đến tối đa. Đồng thời việc đăng ký trước các level cũng tạo nên một động lực vô hình, giúp bạn phấn đầu và có mục tiêu rõ ràng hơn. Đa số các bạn đăng ký combo đều có tinh thần học tập cao và thường hoàn thành lộ trình đúng hạn, vượt ngoài mong đợi.

1. Đối với combo 2 level (Level 1 + Level 2 hoặc level 2 + level 3)

Học phí gốc: 45.980.000đ. Khi đăng ký sớm combo 2 level, bạn sẽ được ưu đãi gần 19 triệu và với học viên cũ là gần 20 triệu.

2. Đối với combo 3 level:

Học phí gốc: 68.970.000đ. Khi đăng ký trọn gói, bạn sẽ được giảm đến gần 30 triệu và với học viên cũ của FTMS là gần 31 triệu.

Đặc biệt, khi đăng ký theo combo, bạn sẽ được nhận balo FTMS cực chất đó nha.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Thuật ngữ CFA: Exogenous variable - Yếu tố biến đổi ngoại sinh

Exogenous variable



Ý nghĩa: Yếu tố biến đổi ngoại sinh / Biến ngoại sinh

Viện CFA giải thích: A variable whose values are determined outside the system.

Chú giải: Yếu tố biến đổi ngoại sinh hay còn gọi là biến ngoại sinh là một thuật ngữ chỉ biến số có giá trị được xác định bên ngoài. Nói cách khác, biến ngoại sinh không bị ảnh hưởng bới bất kỳ biến nào khác trong mô hình kinh tế.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 3.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

23 tháng 11, 2020

Thuật ngữ CFA: Acid-test ratio - Hệ số thanh toán nhanh

 Acid-test ratio


Ý nghĩa: Hệ số thanh toán nhanh

Viện CFA giải thích: Astringent measure of liquidity that indicates a company’s ability to satisfy current liabilities with its most liquid assets, calculated as (cash + short-term marketable investments + receivables) divided by current liabilities.

Chú giải: Thuật ngữ này còn có một cách gọi khác là Quick ratio - Hệ số khả năng thanh toán nhanh hay tỷ suất tiền mặt sử dụng ngay. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất của một công ty mà không bắt buộc phải bán đi hàng tồn kho để bù vào. Công thức của nó là Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt + các khoản đầu tư ngắn hạn có thể thanh lý + các khoản phải thu)/ nợ ngắn hạn.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

20 tháng 11, 2020

Cập nhật tỷ trọng các môn học trong kỳ thi CFA 3 Level - Update ngày 20/11/2020

Xin chào các bạn đã đến với blog đầu tư tài chính CFA,

Như các bạn đều biết, CFA có 3 kỳ thi tương ứng với 3 level và để trở thành CFA Charterholder thì điều kiện tiên quyết là chúng ta phải hoàn tất cả 3 kỳ thi này. Bên cạnh đó, mỗi level sẽ có 10 môn học bao gồm:

  1. Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp (Ethical and Professional Standards)
  2. Xác xuất thống kê (Quantitative Methods)
  3. Kinh tế học (Economics)
  4. Phân tích báo cáo tài chính (Financial Reporting and Analysis)
  5. Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
  6. Cổ phiếu (Equity Investments)
  7. Trái phiếu (Fixed Income)
  8. Các sản phẩm phái sinh (Derivatives)
  9. Đầu tư khác (Alternative Investments)
  10. Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management and Wealth Planning)

Và với mỗi môn học, tỷ trọng các câu hỏi trong bài thi của từng Level sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, có những môn sẽ xuất hiện ở cả 3 level và có những môn chỉ có ở 2 Level (Xác xuất thống kê, phân tích báo cáo tài chính, tài chính doanh nghiệp chỉ có ở Level 1 và Level 2).

>>> Chuẩn bị gì trước khi bước vào kỳ thi CFA?

Nắm được thông số này, các bạn sẽ dễ dàng biết được mình cần tập trung vào những môn học nào cho từng cấp độ để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả tốt nhất. Và Viện CFA cũng không cố định con số tỷ trọng cho bất kỳ môn học nào cho nên chúng ta rất cần phải cập nhật thường xuyên.

So với cách đây 1-2 tháng, khi kiểm tra lại thông tin, Lan nhận thấy đã có sự thay đổi rất nhiều ở tỷ trọng của hầu hết các môn trong Level 1. Cụ thể thì hiện tại, viện CFA update như hình dưới:



>>> Test đầu vào để biết liệu bạn có thể học CFA không:https://forms.gle/ahwsykgGnk4vSWNf9

Theo đó, Lan nhận thấy môn Ethics trước đây, Viện CFA chỉ để 15% thì bây giờ là 15-20%; Xác suất thống kê và kinh tế học trước đây là 10% thì bây giờ 8-12%. Phân tích báo cáo tài chính cũng từ 15% được đổi thành 13-17%; Tài chính doanh nghiệp từ 10% đổi thành 8-12%; Cổ phiếu và trái phiếu thì đổi từ 11% sang 10-12%; Các môn sản phẩm phái sinh, đầu tư khác và quản lý danh mục đầu tư thì từ 6% đổi thành 5-8%.

Nếu có thay đổi gì mới nữa, Lan sẽ cập nhật thêm cho các bạn sau nhé. Team CFA cố lên nào!!!

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Thuật ngữ CFA: Accrued interest - Lãi dồn tích/ Lãi tích lũy

Accrued interest


Ý nghĩa: Lãi dồn tích/ Lãi tích lũy

Viện CFA giải thích: Interest earned but not yet paid.

Chú giải: Trong kế toán, lã dồn tích là số tiền lãi phải trả hoặc phải thu đã được ghi nhận nhưng chưa chi trả hoặc thu nhận. Trong trái phiếu thì nó có ý nghĩa là nghĩa vụ nợ, trong đó người người cho vay được hoàn một khoản tiền dưới dạng lãi suất, được thanh toán theo kỳ hạn 6 tháng hoạc 1 năm.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

19 tháng 11, 2020

Thuật ngữ CFA - Accrued revenue: doanh thu dồn tích

 Accrued revenue



Ý nghĩa: Doanh thu dồn tích

Viện CFA giải thích: Revenue that has been earned but not yet billed to customers as of the end of an accounting period.

Chú giải: Đây là khoản doanh thu được ghi nhận vào cuối kỳ kế toán dù khách hàng vẫn chưa thanh toán.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

18 tháng 11, 2020

Thuật ngữ CFA - Amortizing loan: Khoản vay khấu hao

Amortizing loan


Ý nghĩa: Khoản vay khấu hao/ khoản vay dư nợ giảm dần

Viện CFA giải thích: Loan with a payment schedule that calls for periodic payments of interest and repayments of principal.

Chú giải: Đây là các khoản vay có số tiền thanh toán định kỳ được thực hiện theo một lịch trình đã định, bao gồm cả lãi lẫn gốc.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

17 tháng 11, 2020

Chuẩn bị gì trước khi bước vào kỳ thi CFA (Update tháng 11/2020)

Chào các bạn đã đến với Blog đầu tư tài chính CFA của Lan,

Các bạn thân mến, chỉ còn 2 tuần nữa thôi là rất nhiều “sĩ tử” sẽ bước vào kỳ thi CFA Level 1. Lan hiểu các bạn đang vô cùng lo lắng bởi vì nội dung thi CFA vốn dĩ không hề dễ và nếu thi Level 1 thì hẳn đây là lần đầu tiên của các bạn nữa. Trước vấn đề này, để giải đáp cho tất cả các bạn nói chung và các bạn học viên của Lan, của FTMS nói riêng, Lan xin được gửi đến các bạn những lưu ý trước, trong và sau kỳ thi CFA. Nếu được, các bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng biết mà chuẩn bị nhé. 

Trước ngày thi

Trước khi ngày thi diễn ra, Lan chắc chắn là các bạn đã phải rất chăm chỉ học tập, ôn luyện kiến thức, nhất là đối với các bạn nào tự học thì phải nghiêm túc vạch ra cho mình một thời gian biểu rõ ràng. Trước Lan từng nói, viện CFA cho rằng cần 300 giờ học là tối thiểu cho mỗi level nhưng thực tế các bạn phải bỏ ra phải gấp 2-3 lần số giờ nói trên, tùy thuộc vào background cũng như cách học của mỗi người nữa nè.

Đối với các học viên học CFA ở FTMS thì trong quá trình học, các bạn đã được sự hỗ trợ kiến thức từ thầy cô, có thể trao đổi ngay khi chưa rõ một vấn đề gì và các thầy cô cũng thường xuyên cung cấp bài tập về nhà để các bạn làm quen, đồng thời các bạn cũng được FTMS cung cấp 3 bài mock test trong suốt quá trình học nên phần nào cũng đã có nền tảng tốt và được cọ sát đề thi mẫu. 

>>> Xem thêm: Test thử đầu vào CFA

Khi ngày thi cận kề, bạn hãy đảm bảo mình đã nắm rõ các thông tin như:

1/ Địa điểm và thời gian: 

Nhiều bạn hay ỷ y cái này lắm luôn á. Cứ nghĩ là đường từ nhà tới chỗ thi gần mà quên tính toán khoản kẹt xe hay đi kiếm chỗ gửi xe thì cũng toang thật đó. CFA sẽ bắt đầu điểm danh lúc 8h00 sáng và 8h30 sẽ đóng cửa phòng thi nên tốt nhất là trước ngày đi thi hãy lướt qua chỗ thi một lần cho chắc.

2/ Các loại giấy tờ và vật dụng “bất ly thân” bắt buộc phải có: 

  • Phiếu báo danh (Exam admission ticket): thường viện CFA sẽ gởi cho bạn trước ngày thi khoảng 1-2 tháng. Đừng quên in ra và mang theo nhé.
  • Passport: còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng trước ngày thi.
  • Máy tính: Texas Instruments BAII Plus (hoặc Professional) hoặc Hewlett Packard 12C (bao gồm Platinum). Nhiều bạn còn chắc ăn hơn là mang theo pin cho máy tính nữa.
  • Bút chì 2B. Nên mang theo 2-3 cây để phải đỡ tốn thời gian gọt bút chì nha, vào phòng thi là tiết kiệm từng giây từng phút.

3/ Những vật dụng nên mang khác:

  • Đồng hồ đeo tay để canh thời gian làm bài. Bạn lưu ý, đồng hồ phải là đồng hồ cơ chứ không cho phép smart watch đâu nè. Thực tế thì trong phòng thi có đồng hồ nhưng vì không gian phòng khá rộng mà đồng hồ thì bé nên rất khó nhìn, tự mang tự nhìn vẫn luôn là tốt nhất.
  • Tài liệu ghi chép: Vào lúc nghỉ trưa, có thời gian rảnh thì bạn có thể đem ra ôn thêm nè, biết đâu được thì chỉ 5-10 phút xem lai bài thôi cũng giúp bạn lấy thêm 5-10% số điểm thì sao. 
  • Áo khoác mỏng: phòng thi có thể khá lạnh và sẽ cực kỳ không ổn nếu bạn không chịu được nhiệt độ lạnh. Cứ mang đi cho chắc ăn.
  • Cơm trưa: Bạn chỉ có 1 tiếng nghỉ trưa để bước vào phần thi thứ 2 nên hãy lên plan trước cho việc ăn trưa càng gọn càng tiết kiệm thời gian. 

4/ Những thứ không nên mang bao gồm:

  • Điện thoại, ví tiền: nên để trong balo và gửi ở phòng để đồ của thí sinh
  • Viết bi, viết xóa, hộp bút…:  Viện CFA không cho mang vô phòng thi nên thôi bỏ ở nhà luôn nhé.

Vào ngày thi

1/ Hãy cho mình một tâm trạng thoải mái

Chúng ta đều biết, tâm trạng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm bài thi rất nhiều vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã đủ ngủ giấc, cố gắng thư giãn, không quá áp lực, ăn sáng đầy đủ để nạp năng lượng. 

Bạn cũng nên tranh thủ vệ sinh cá nhân trước khi bước vào phòng để tránh rắc rối có thể xảy ra, tốn thời gian đi lại giữa chừng.

2/ Đề cao tính nghiêm túc, tự giác

Nếu bạn chưa đọc câu chuyện Thi CFA: Pass mà không pass! Đậu mà không được công nhận mà Lan từng chia sẻ thì đọc ngay nhé. Đọc xong, bạn sẽ biết viện CFA quan trọng vấn đề Ethics như thế nào.

Trong suốt quá trình thi, bạn phải thực sự nghiêm túc, chỉ tập trung vào bài làm của mình đừng ngó nghiêng xung quanh. Có rất nhiều bạn đã chia sẻ rằng, mọi người không nên cười, không nhếch mép, cau mày, đá long nheo hoặc thực hiện bất kỳ một hành vi không cần thiết, có vẻ “đáng nghi” nào. Cho dù bạn không hề bị giám khảo nhắc nhở nhưng tất cả sẽ đều được giám khảo ghi nhận đó nhé.

Mặt khác, hãy tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn. Giám khảo sẽ làm mẫu và cho bạn biết phải làm gì. Không cầm bút chì của bạn hoặc mở đề thi cho đến khi bạn nghe thấy hướng dẫn. Ngừng viết ngay khi có thông báo. Nếu bạn cố viết thêm, họ sẽ đánh dấu lại nhưng sẽ không cho bạn biết ngay đâu, bạn chỉ được biết khi kết quả thi “ra lò” vào 2 tháng sau. 

Khi thi, làm đến đâu thì khoanh đáp án đến đấy, đừng chờ làm hết mới chép vào tờ đáp án, đôi khi bạn sẽ gặp những tình huống như hết giờ hoặc là nhìn nhầm câu trả lời, lệch đáp án, khó kiểm tra lại. 

Cuối cùng là hãy nhớ quản lý thời gian, nếu không bạn sẽ bị cuốn khi thời gian gần hết hoặc làm ảnh hưởng tới kết quả thi rất nhiều. Đó là lý do vì sao phía trên, mình khuyên các bạn nên mang theo đồng hồ và một lần nữa đồng hồ cơ không phải đồng hồ điện tử thông minh nha. 

Sau ngày thi

Sau khi thi xong, mình nghĩ chúng ta đừng nên suy nghĩ quá nhiều. Hãy tự hào vì bạn vừa vượt qua một trong những kỳ thi khó nhất “phố Wall” nhé, bạn đã làm rất tốt. 

Bạn sẽ nhận được kết quả sau 2 tháng và viện CFA sẽ gửi mail cho bạn. Bạn sẽ không có số điểm cụ thể mà chỉ biết là tỷ lệ phần trăm điểm và đậu hay không đậu mà thôi như hình bên dưới:


Hi vọng những thông tin trên mà Lan cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm: Series CFA VS MBA - Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.


Share:

Thuật ngữ CFA - Amortisation: Khấu hao

Amortisation



Ý nghĩa: Khấu hao

Viện CFA giải thích: The process of allocating the cost of intangible long-term assets having a finite useful life to accounting periods; the allocation of the amount of a bond premium or discount to the periods remaining until bond maturity.

Chú giải: Đây là quá trình phân bổ giá trị của tài sản dài hạn vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn vào các kỳ kế toán; phân bổ chi phí bảo hiểm hoặc chiết khấu trái phiếu cho các thời hạn còn lại cho đến khi trái phiếu đáo hạn.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

16 tháng 11, 2020

Thuật ngữ CFA - Absolute valuation model: Mô hình định giá tuyệt đối

 Absolute valuation model



Ý nghĩa: Mô hình định giá tuyệt đối

Viện CFA giải thích: A model that specifies an asset’s intrinsic value.

Chú giải: Đây là một phương pháp định giá cổ phiếu. Với phương pháp này, chúng ta không so sánh tương quan các chỉ số định giá với các doanh nghiệp khác mà sẽ ước lượng lợi nhuận và dòng tiền kỳ vọng nhận được trong tương lai, đây cũng chính là giá trị của công ty trong tương lai. Một vài mô hình định giá tuyệt đối gồm có chiết khấu dofg tiền, lợi nhuận thặng dư, sức mạnh lợi nhuận, công thức Benjamin Graham...

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 2.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

13 tháng 11, 2020

Ai là người sáng lập ra bằng CFA?

Một ngày đẹp trời, Lan nhận được câu hỏi viện CFA của Mỹ mà do ai sáng lập vậy chị. Ờ ha, thực sự là làm trong nghề tư vấn đã lâu nhưng Lan cũng chưa từng tìm hiểu vấn đề này luôn đó ạ. Vậy nên để trả lời câu hỏi của bạn khách hàng, Lan đã tìm hiểu và cũng muốn chia sẻ lại thông tin cho các bạn.

99,99% mọi người biết CFA là chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính của Hoa Kỳ và thường chỉ quan tâm đến nội dung học, cơ hội nghề nghiệp, mức lương hứa hẹn, làm thế nào để đạt được bằng cấp này… Số ít ỏi còn lại như bạn khách của Lan, đặc biệt hơn là lại rất quan tâm đến lịch sử hình thành và phát triển của chiếc vé vàng trong làng tài chính này. Lan nghĩ cũng đúng thôi bởi vì chúng ta cũng nên biết rõ hơn về những gì mà chúng ta sở hữu nhất là đối với bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp như CFA.

>>> Đăng ký test đầu vào CFA không: https://forms.gle/ahwsykgGnk4vSWNf9

Những ngày này, chúng ta thấy tại Mỹ, có hai con người đang tranh đấu dữ dội với nhau trong sự kiện bầu cử tổng thống. Mỗi ngày trôi qua là lại có thêm nhiều thông tin gay cấn, hồi hộp. Bầu cử tổng thống Mỹ thì cũng giống như một sự kiện có tính quyết định đến kinh tế, vận mệnh của thế giới bởi Mỹ hiện tại chính là đầu tàu, cho nên hầu như ai ai cũng đều rất quan tâm. Và nhìn lại quá khứ, vào những năm thập niên 1940, cũng có một người Thầy vĩ đại đấu tranh không ngừng nghỉ cho sự ra đời của QSA (Qualified Security Analyst) - tên gọi thuở ban đầu của CFA. Con người đó chính là Benjamin Graham, một triết gia, một nhà quản lý quỹ đại tài.

Benjamin Graham chưa bao giờ đánh giá thấp IQ của phố Wall, tuy nhiên ông luôn cảm thấy phải có trách nhiệm với sự bất công quá lớn đối với tầng lớp những nhà đầu tư cá nhân. Vào thời điểm ấy, ông nhận thấy rằng các chuyên gia phân tích cần một tấm huy chương để chứng minh năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh bấy giờ tại thị trường chứng khoán của Mỹ. Và ông quyết định kiến nghị đến NYSSA (Hiệp Hội các nhà phân tích chứng khoán New York) về một tiêu chuẩn chất lượng có tên gọi là QSA - chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp dành cho các chuyên viên phân tích và khuyến nghị chứng khoán trực tiếp với nhà đầu tư cá nhân.

Quá trình đề xuất đó tưởng chừng như đơn giản nhưng 3 năm sau đó, NYSSA mới chỉ cân nhắc xem xét thay vì thông qua hoàn toàn. Ông tiếp tục trình lên những lợi ích của QSA trên tờ nhật báo Analyst’s Journal để thuyết phục công chúng. Mặc dù vậy, NYSSA lại cho rằng đề xuất này là dư thừa, không cần thiết, không thể cải thiện các vấn đề mà chứng chỉ này đề xuất, lãng phí thời gian và tiền bạc. Do đó, ý tưởng này lại chìm trong quên lãng đến 10 năm sau. Đến 1953, NYSSA mới xem xét một đề xuất khác là Senior Security Analyst - chứng chỉ chuyên viên phân tích cao cấp có thâm niên và cũng bị phản đối kịch liệt. Điều kỳ lạ là NYSSA bắt đầu xem xét lại về QSA và thấy sự tương đồng giữa hai ý tưởng. Tới đây tưởng ngon lành cành đào rồi ấy chớ, hóa ra cũng thêm 10 năm ròng rã thì các Hiệp hội các nhà phân tích trên khắp các bang nước Mỹ mới tán đồng ý tưởng QSA và thống nhất với tên gọi mới là CFA.

Ái chà chà, sau hơn 20 năm đấu tranh thì 15/06/1963, kỳ thi CFA level 1 đầu tiên được tổ chức với hơn 300 ứng viên đến từ các tổ chức tài chính khác nhau. Những năm tiếp theo, kỳ thi này lại thu hút hàng ngàn thí sinh mỗi năm.

CFA ngày nay vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ tại hơn 167 quốc gia trên thế giới. Những gì Benjamin Graham để lại cho nhân loại thật có ý nghĩa và giá trị, đặc biệt là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Nhiều bạn khi học CFA cảm thấy sao chủ đề này nghe “sáo rỗng” quá, nhưng mình tin là những bài học đạo đức vẫn luôn là yếu tố quan trọng, như  là lí do gốc rễ mà CFA được tạo ra.

Nếu bạn chưa tin vào tôn chỉ đạo đức của CFA thì bạn có thể xem thêm một chia sẻ thực tế của Lan về một trường hợp hi hữu nhưng cũng có khả năng sẽ xảy ra cho các bạn chưa có kinh nghiệm khi bước vào phòng thi: Thi CFA: Pass mà không pass! Đậu mà không được công nhận

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Thuật ngữ CFA - Absolute return benchmark: Điểm hoàn vốn tuyệt đối

Absolute return benchmark


Ý nghĩa: Điểm hoàn vốn tuyệt đối

Viện CFA giải thích: A minimum target return that an investment manager is expected to beat.

Chú giải: Lợi nhuận tối thiểu mà một nhà đầu tư mong muốn đạt được

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 3.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Thuật ngữ CFA - Absolute frequency: Tần suất tuyệt đối

Absolute frequency



Ý nghĩa: Tần suất tuyệt đối

Viện CFA giải thích: The number of observations in a given interval (for grouped data).

Chú giải: Thuật ngữ này trong thống kê mô tả số lần dữ liệu hoặc một giá trị xuất hiện trong một tập hợp nghiệm hoặc các thử nghiệm

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Thuật ngữ CFA - Absolute convergence: Sự hội tụ tuyệt đối/ Hội tụ hoàn toàn

Absolute convergence



Ý nghĩa: Sự hội tụ tuyệt đối/ Hội tụ hoàn toàn

Viện CFA giải thích: The idea that developing countries, regardless of their particular characteristics, will eventually catch up with the developed countries and match them in per capita output.

Chú giải: Thuật ngữ này mô tả việc các nước đang phát triển bất kể có những đặc tính riêng, cuối cùng cũng sẽ bắt kịp với các nước phát triển và đạt được sản lượng bình quân đầu người tương đương.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 2.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

12 tháng 11, 2020

FTMS - Đào tạo CFA uy tín hàng đầu

Chào bạn, nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ đào tạo CFA uy tín hàng đầu Việt Nam, bạn không thể bỏ qua FTMS bởi đây là trung tâm đầu tiên đem CFA về Việt Nam như một “người tiên phong” và tự hào đã làm “tròn nhiệm vụ” với rất nhiều review, feedback tốt từ các học viên đang và đã theo học.

Đôi nét về FTMS

Được thành lập từ năm 1997 tại Hà Nội và Tp.HCM, FTMS là đơn vị đào tạo các chứng chỉ, bằng nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính. Vào thời điểm đó, FTMS chủ yếu đào tạo chứng chỉ ACCA và FIA.

Vào năm 2006, FTMS chính thức đưa chương trình CFA vào đạo tạo tại Việt Nam. Tiếp theo đó, năm 2010, FTMS bắt đầu giảng dạy CIMA và vào năm 2020, CMA cũng đã trở thành chương trình đào tạo chủ lực của FTMS.

>>> Cập nhật ưu đãi đến 31 triệu học phí các khóa CFA năm 2021

9 Lý do mà bạn nên chọn FTMS để bắt đầu hành trình chinh phục CFA của mình

  1. FTMS là tổ chức có bề dày kinh nghiệm đào tạo CFA tại Việt Nam
  2. Sở hữu đội ngũ giảng viên chất lượng, có thâm niên trong nghề
  3. Tổ chức khai giảng các khóa CFA thường xuyên
  4. Đào tạo cả 3 level (Điều này rất quan trọng bởi không nhiều nơi có thể đào tạo đến Level 3)
  5. Tư vấn tận tâm, lộ trình rõ ràng và hỗ trợ xuyên suốt quá trình học
  6. Là đối tác đào tạo CFA cho các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, ngân hàng trong và ngoài nước
  7. Thời gian học có độ dài phù hợp: hơn 200 giờ cho mỗi level.
  8. Cơ sở vật chất tiện nghi, có phòng tự học, teabreak phục vụ cho buổi học.
  9. Trả góp học phí 0% lãi suất, hỗ trợ con đường học vấn cho bạn.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.

Share:

Thi CFA: Pass mà không pass! Đậu mà không được công nhận?

Chào các bạn, hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một câu chuyện nho nhỏ có thật mà Lan đã có dịp trải qua. Nếu bạn chưa biết thì Lan xin giới thiệu Lan đã có hơn 3 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn các chương trình học về kế toán, kiểm toán và tài chính trong đó có CFA. Gần đây Lan có làm blog cũng như là Fanpage để chia sẻ thông tin và tài liệu học liên quan đến CFA cho các bạn.



Vài dòng về bản thân thế thôi, Lan xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện từng xảy ra đối với một bạn khách hàng của Lan.

Câu chuyện liên quan đến kỳ thi CFA

Nếu đã tìm hiểu hoặc học CFA thì hẳn các bạn đều biết, chương trình CFA có 3 level và môn học xuất hiện trong tất cả các level, có tỷ trọng cũng khá cao là Ethics. Trước đây, Lan nghĩ nó là một môn học như bao môn khác, chẳng qua là Viện CFA có sự phân bổ tỷ trọng cao hơn vì một số tiêu chuẩn riêng của họ. Nhưng khi trải qua trường hợp này, Lan mới thấy rõ Viện CFA thực sự rất coi trọng Ethics của người học, của thí sinh, của những người hành nghề trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính.

Bạn học viên của Lan là một bạn sinh viên mới ra trường và có đam mê theo đuổi bằng CFA. Trước đây với background kế toán tài chính, tiếng Anh khá tốt nên việc học CFA level 1 với bạn không phải là quá gian nan. Đến ngày đi thi, bạn làm bài rất ổn và hầu hết kiến thức đều được thầy cô giảng dạy và hướng dẫn rất kỹ lưỡng. Đó là tín hiệu vui đầu tiên và khi có kết quả thì vừa mong đợi vừa “ngoài mong đợi”. Bạn đã pass! Nhưng lại không pass... vì vi phạm quy chế phòng thi. Tức là Viện CFA đã không công nhận kết quả của bạn.

Chắc không cần tả thì mọi người cũng hiểu cảm giác của bạn lúc đó bàng hoàng như thế nào rồi hen, vì rõ ràng là bạn làm bài tốt và không vi phạm bất kỳ điều gì. Trong suốt buổi thi, bạn không hề bị giám thị nhắc nhở nội quy hay có bất kỳ hành động nào không phù hợp.

Hướng xử lý khi không được công nhận kết quả thi CFA

Trước tình huống đó, bạn đã liên hệ với FTMS để Lan hỗ trợ bạn liên hệ với Viện CFA và nhận được phản hồi từ họ. Viện CFA cho rằng bạn vi phạm quy chế phòng thi, vi phạm đạo đức, gian lận thi cử là vì trong quá trình làm bài thi, bạn đã có những hành động xoay người qua lại, nhìn lên trần, nhìn xuống đất. Với những hành động đó, họ cho rằng bạn không thực sự tự mình làm bài.

Thế rồi hai chị em mới ngồi trò chuyện xem thực hư thế nào. Bạn học viên thiệt tình không tin rằng những hành động theo thói quen đó lại khiến bạn gặp rắc rối trong kỳ thi quan trọng này. Nói lần mới nhớ ra, cách đó khoảng 2 năm, bạn này từng bị tai nạn giao thông và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống nên trong quá trình thi, thời gian kéo dài, đã làm cho bạn khá mệt nên mới có những hành động như thế xảy ra.

Để hỗ trợ bạn, Lan đã hướng dẫn bạn viết email giải trình và gửi kèm các giấy tờ liên quan đến Viện CFA. Sau quá trình xem xét, xác thực thì Viện CFA mới chính thức công nhận kết quả thi cho bạn. Kể thì vài dòng nhưng toàn bộ quá trình thực sự cũng kha khá gian nan, thủ tục phức tạp. Mãi mới thở phào được. 

Điều rút ra được:

Ở đây, Lan muốn chia sẻ với các bạn rằng cũng có những tình huống tương tự xảy ra, dù pass nhưng không được công nhận bởi sự nghiêm khắc và kỷ luật của Viện CFA. Bạn vẫn có thể làm bài, bạn vẫn tiến hành thi bình thường nhưng hành động của bạn trong buổi thi cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. Và chúng ta cũng thấy được rõ ràng, các kiến thức mà chương trình CFA mang lại dù chỉ là môn đạo đức cũng đều rất thực tế, trực tiếp ảnh hưởng đến người học và người sử dụng những kiến thức đó.

Khi tư vấn cho các bạn đăng ký học thì Lan luôn nói với các bạn về câu chuyện này để các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về những tôn chỉ của viện CFA cũng như việc học và thi về sau.

Nếu bạn cần tư vấn thì có thể để lại thông tin tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5

Trường hợp các bạn cần kiểm tra đầu vào trước khi học hoặc đơn giản là muốn tự kiểm nghiệm khả năng của mình thì làm thử 20 câu test này nha: https://forms.gle/ahwsykgGnk4vSWNf9

Chúc các bạn luôn học tập thật tốt.
Share:

Thuật ngữ CFA - Absolute Advantage: Lợi thế tuyệt đối

Absolute advantage



Ý nghĩa: Lợi thế tuyệt đối

Viện CFA giải thích: A country’s ability to produce a good or service at a lower absolute cost than its trading partner.

Chú giải: Khả năng của một quốc gia/ một công ty trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn tuyệt đối so với các quốc gia khác. Theo Scotland Adam Smith, lợi thế tuyệt đối chính là cơ sở của thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ tối ưu hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối, mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Tuy nhiên, thuyết Lợi thế tuyệt đối này cũng chưa lý giải được một số trường hợp thực tiễn trong việc giao thương giữa nước có lơi thế tuyệt đối hoàn toàn và nước kém lợi thế hoàn toàn nên sau này nó bị thay thế bởi Thuyết lợi thế so sánh của Ricardo đưa ra vào năm 1817.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1.

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

10 tháng 11, 2020

Thuật ngữ CFA - Abnormal return: Lợi nhuận bất thường

 Abnormal return


Ý nghĩa: Lợi nhuận bất thường / Thu nhập bất thường

Viện CFA giải thích: The amount by which a security’s actual return differs from its expected return, given the security’s risk and the market’s return.

Chú giải: Lợi nhuận bất thường hay thu nhập bất thường là sự chênh lệch giữa lợi nhuận/ thu nhập thực tế so với lợi nhuận/ thu nhập ước tính, dựa trên rủi ro chứng khoán và lợi nhuận thị trường.

Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong chương trình CFA Level 1 CFA Level 2

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Series CFA vs MBA – Phần 2: So sánh mức lương

Bạn đang phân vân, không biết nên học CFA hay MBA? Hãy cùng Lan, tìm hiểu mức lương mong đợi mà bạn có thể có được sau khi hoàn thành bằng MBA hoặcchứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính CFA.

Đầu tiên, Lan khẳng định, việc sở hữu bằng MBA hoặc chứng chỉ CFA sẽ là tấm vé giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Cả hai đều giúp cho người sở hữu có được một công việc với mức thu nhập mơ ước. Trung bình, mức lương khởi điểm của một người có bằng MBA là khoảng 135,000 USD/ năm, theo số liệu từ AASCB vào năm 2018/2019.  

Cùng với đó, người ta cũng ước tính được mức lương khởi điểm dành cho một CFA Charter holder – Người đã hoàn thành cả 3 level là khoảng 92,600 USD/ năm với vị trí của một nhà quản lý danh mục đầu tư trong khu vực châu Mỹ, theo số liệu năm 2019 do viện CFA cung cấp.  

Series: CFA vs MBA – Phần 2: So sánh mức lương

1. Mức lương của CFA so với MBA

Thực tế, mức lương của một chuyên gia phụ thuộc phần lớn vào số năm kinh nghiệm, lĩnh vực, ngành nghề, quy mô công ty, vị trí công việc cho nên sự so sánh nào cũng khó mà chính xác được.

Ví dụ, bạn có thể thấy CFA tập trung vào các nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư mà có thể sẽ mang lại mức lương cao hơn nhiều so với một số ngàng nghề mà người tốt nghiệp bằng MBA theo đuổi.

Stephen Thomas, giảng viên tài chính tại Trường Kinh doanh Cass ở London, cho biết các nhà quản lý danh mục đầu tư, có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn thông qua các khoản tiền thưởng liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của một công ty đầu tư. Ông nói: “Khi tôi làm việc trong các quỹ đầu cơ, tiền thưởng thưởng cao hơn mức lương cơ bản nhiều”.

Ngoài ra, ông cho biết, mặc dù một số sinh viên tốt nghiệp MBA cũng chọn làm việc trong lĩnh vực tài chính, nhưng họ thường làm vị trí quản lý hứ không phải tự đầu tư, bởi vì MBA mang lại cho họ phần lớn các kỹ năng liên quan đến quản lý và lãnh đạo. Cho nên dù mức lương có thể ít hơn CFA thoạt đầu nhưng triển vọng để chuyển sang các vị trí lãnh đạo sẽ cao hơn và có được mức lương tương xứng. Đối với những người sở hữu chứng chỉ CFA, họ thường sẽ đạt được những vị trí cao cấp trong các công ty chuyên về đầu tư và nếu sở hữu thêm bằng MBA thì con đường thăng tiến sẽ còn nhanh chóng hơn.

Program Type Salary Average
CFA$92,600
CFA + MBA$195,000
MBA$135,000

Nguồn bảng: Businessbecause

2. So sánh học phí CFA so với MBA

Steven Young, giảng viên môn kế toán tại Trường Lancaster ở Anh, cho biết bằng MBA và CFA có xu hướng thu hút nhiều thành phần khác nhau, theo đuổi các con đường sự nghiệp khác nhau.  

Tuy nhiên, học MBA yêu cầu đầu tư lớn hơn nhiều so với chứng chỉ CFA. “Tổng phí đăng ký và thi cho cả ba cấp độ của CFA không vượt quá $7.000. Còn với MBA thì ngay cả khi bạn chỉ theo học ở những trường đào tạo về kinh doanh thì cũng có mức học phí đắt đỏ hơn nhiều.

Ở một số trường đào tạo MBA Full-time, học phí có thể lên đến 200,000 USD và mức trung bình là khoảng 35,000 USD (Theo AASCB).

Phải nhấn mạnh rằng. học phí CFA thấp hơn nhưng kết quả mức lương còn tùy vào công việc mà bạn có được về sau và thường thì người ta cũng thấy được “lợi tức” khi đầu tư học CFA khá tốt.

CFA và MBA thường được coi là hai chương trình có tính cạnh tranh nhưng trên thực tế, chúng lại có tính tương hỗ, bổ sung cho nhau và không dễ gì để so sánh. MBA tập trung vào quản lý kinh doanh và lãnh đạo, trong khi CFA là một chương trình học có nội dung chuyên môn sâu sắc, tập trung vào phân tích đầu tư.


Bảng so sánh mức lương của CFA Charterholder ở một số nước (màu xanh là mới tốt nghiệp, màu đỏ là đã có kinh nghiệm)

3. Kết hợp CFA + MBA: Lợi ích vượt trội

Những người làm việc trong lĩnh vực tài chính thường có lựa chọn thông thái nhất là kết hợp cả MBA và CFA. Tom Robinson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AACSB cho biết: “Sự kết hợp của cả hai chương trình này có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Theo nghiên cứu của Viện CFA, những người tham gia khảo sát đã trả lời rằng việc có bằng MBA và CFA đã giúp họ có mức thù lao trung bình cao nhất so với những người chỉ sở hữu một trong 2 tấm bằng: 195.000 USD/ năm

Và nếu bạn đang nghĩ đến việc học cả MBA lẫn CFA thì học CFA trước là lựa chọn hợp lý. Ông Steven nói: “Có được chứng chỉ CFA hiện là một yêu cầu quan trọng đối với những ai muốn làm việc trong ngành đầu tư, quản lý tài sản. Nhưng dĩ nhiên, tôi muốn nói thêm, có CFA cũng không đảm bảo cho bạn một công việc trên thị trường tài chính”, ông lưu ý.

Lisa Plaxco, người đứng đầu cấp cao của Chương trình CFA tại Viện CFA, cho biết, chương trình MBA có xu hướng thu hút những người đã có cho mình một sự nghiệp của muốn chuyển sang các vị trí quản lý cao cấp. Bà nói: “Để làm được điều này, họ phải hiểu các khía cạnh khác nhau trong việc điều hành doanh nghiệp cho nên MBA sẽ phát huy tác dụng và dẫn dắt họ đạt đến mục tiếu đó. Rất nhiều người sau khi có được bằng CFA đã tiếp tục học thêm MBA để mở rộng cơ hội nghề nghiệp và hướng đến vị trí lãnh đạo trong tổ chức hoặc doanh nghiệp”.

Tổng kết

Như vậy, tùy vào nhu cầu và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn có thể lựa chọn chinh phục CFA hoặc MBA nhưng đừng việc kết hợp cả CFA và MBA là lựa chọn tối ưu, có giá trị giúp chúng ta mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc 

>> Xem thêm: Series CFA vs MBA – Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản

Theo business because

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Series CFA vs MBA – Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản

Chào các bạn, mình là Thanh Lan, cảm ơn các bạn đã đến với Blog đầu tư tài chính CFA,

Khi theo học hoặc đã từng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tài chính và muốn nâng cao trình độ bằng cách học tập thêm những bằng cấp khác, bạn có đang tự băn khoăn đâu là lối đi phù hợp cho mình không?

Trong nhiều năm tư vấn, Lan thấy rất nhiều bạn phân vân giữa CFA và MBA. Phải nói rằng cả hai đều mang lại cho bạn những triển vọng nghề nghiệp tuyệt vời, tuy nhiên sẽ có những sự khác nhau nhất định trong chương trình học cũng như định hướng dành cho mỗi loại bằng cấp/chứng chỉ này. Mời bạn theo dõi series các bài viết của Lan liên quan đến so sánh giữa CFA và MBA nhé. Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những khác biệt chính của hai chương trình này. 

Series CFA vs MBA – Phần 1: Những điểm khác biệt cơ bản



1. Nguồn gốc của CFA và MBA

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của hai bằng cấp này.

CFA viết tắt của Chartered Financial Analyst là bằng nghề nghiệp dành cho các nhà phân tích tài chính đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, đầu tư… Chứng chỉ CFA được cấp bởi Viện CFA Institute của Mỹ - thành lập từ năm 1947 và hiện được công nhận trên gần 170 quốc gia.

MBA viết tắt của Master of Business Administration là bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, ra đời vào năm 1898 tại trường Đại học Chicago của Mỹ. Đến năm 1950, chứng chỉ MBA đầu tiên đã được cấp bên ngoài nước Mỹ, cụ thể là tại trường Đại học Western Ontario của Canada.

2. Yêu cầu đầu vào của chương trình CFA và MBA khác nhau thế nào

Yêu cầu đầu vào của chương trình MBA:

  • Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành liên quan.
  • Nếu trái ngành, người học bắt buộc phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc.

Trong khi đó, để học CFA, người học cần đáp ứng MỘT trong các điều kiện sau:

  •  Tốt nghiệp đại học với bất cứ chuyên ngành nào.
  • Có bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương.
  •  Sinh viên đại học năm cuối.
  • Có ít nhất 4 năm học và làm việc (không nhất thiết trong lĩnh vực đầu tư).

3. Yêu cầu đầu ra của CFA so với MBA

Đối với MBA:

  • Hoàn thành tất cả các môn học của chương trình
  • Bảo vệ luận án khi kết thúc khóa học

Còn về CFA, để trở thành CFA Charter, bạn cần có 3 điều kiện phải thực hiện:

  • Pass 3 kỳ thi tương ứng với 3 cấp độ 1.2.3
  • Hoàn thành các bài kiểm tra về đạo đức nghề nghiệp
  • Có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu từ tài chính được tích lũy trước, trong hoặc sau khi học CFA.

4. Thời gian hoàn thành chương trình CFA và MBA

Cả hai chương trình đều có thời gian hoàn thành từ 1,5 đến 2 năm tùy vào sức học. (Trước đây, để hoàn thành 3 level của CFA thì thời gian lên đến 3 năm nhưng khi viện CFA tổ chức các kỳ thi thường xuyên hơn thì thời gian hoàn thành chứng chỉ này đã được rút ngắn đáng kể.


5. Cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CFA và bằng MBA

Cơ hội nghề nghiệp của những ai sở hữu chứng chỉ CFA thường liên quan đến lĩnh vực đầu tư và tài chính, điển hình như:

  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Nghiên cứu tài chính và đầu tư
  • Tư vấn đầu tư
  • Phân tích và quản trị rủi ro
  • Xây dựng chiến lược đầu tư
  • Phân tích tín dụng
  • Lập kế hoạch tài chính

Vậy nên, một số loại hình doanh nghiệp mà các bạn có thể đảm nhiệm những vị trí liên quan đến các nghề nghiệp kể trên bao gồm: Ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, các công ty Fintech, sàn giao dịch chứng khoán...

Còn với MBA, theo Tạp chí Fortune, đây là bằng tốt nghiệp phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Sở hữu bằng MBA sẽ mang lại cho bạn triển vọng nghề nghiệp với 7 công việc hấp dẫn sau:

  • Doanh nhân: trong khi nhiều người đang tìm kiếm một công việc ổn định trong các tổ chức doanh nghiệp lớn, thì một số khác lại tìm cách quay trở lại trường học để tiếp tục nâng cao kiến thức để thực hiện hóa khát vọng kinh doanh của mình.
  • Quản trị tài chính: xem xét phân tích cạnh tranh, đánh giá, phân bổ ngân sách và giám sát các giao dịch tài chính của công ty.
  • Nhà phân tích: lập kế hoạch và giám sát hoạt động, chuyển đổi và đơn giản hóa các khía cạnh lớn của dữ liệu, sau đó truyền đạt thông tin cho các bên liên quan cấp cao.
  • Quản trị dự án: giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
  • Quản lý y tế: mỗi tổ chức chăm sóc sức khoẻ luôn cần những nhà quản lý có thể giám sát người lao động, lập kế hoạch ngân sách, ra các quyết định về chính sách, thực hiện cải cách của chính phủ và đánh giá các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.
  • Nhà tư vấn: đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận, giúp kiểm soát chi phí và giải quyết các vấn đề về cơ cấu trong tổ chức.
  • Quản lý kinh doanh: đặt mục tiêu và hạn ngạch, đánh giá nhu cầu của khách hàng, tạo ra các chương trình đào tạo cho nhân viên bán hàng và đưa ra các chương trình truyền thông phù hợp.

6. Nội dung chương trình học:

Cấu trúc của một chương trình CFA

CFA sẽ có 10 môn học cho cả 3 level. Tùy từng level mà tỉ trọng các môn sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Đạo đức &tiêu chuẩn nghề nghiệp
  • Xác suất thống kê
  • Kinh tế học
  • Phân tích báo cáo tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Đầu tư cổ phiếu
  • Đầu tư trái phiếu
  • Đầu tư các sản phẩm dẫn suất
  • Đầu tư vào các sản phẩm khác
  • Quản lý danh mục đầu tư

Nhìn chung, CFA level 1 sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản, khái niệm và công cụ đầu tư. CFA Level 2 sẽ giúp áp dụng, phân tích tập trung vào định giá sản phẩm đầu tư. CFA level 3 sẽ đánh giá khách hàng và quản lý danh mục đầu tư.

Cấu trúc của một chương trình MBA

Tùy vào nơi đào tạo mà cấu trúc chương trình học và độ dài của chương trình MBA có thể khác nhau. Với mục đích mang lại kiến thức, rèn giũa kỹ năng cho một nhà quản lý tương lai, các khóa học MBA bao gồm hầu như tất cả các môn học liên quan đến kinh doanh và quản lý, trong đó phổ biến nhất là:

  • Marketing
  • Tài chính - kế toán
  • Phương pháp định lượng
  • Công nghệ thông tin
  •  Quản lý nhân sự và hành vi tổ chức
  • Quản lý chiến lược và vận hành
  • Tư vấn và phương pháp nghiên cứu
  • Môi trường
  • Quản lý thay đổi
  • Chiến lược và chính sách kinh doanh
  • Lãnh đạo và khởi nghiệp
  • Vấn đề đương đại và phổ biến
  • Quốc tế hóa…



7. Mức thu nhập của người sở hữu chứng chỉ CFA và MBA

Theo Business Insider, người có chứng chỉ CFA nhưng không có bằng MBA nhận được mức lương trung bình khoảng 130.000 USD, cao hơn nhiều so với mức 95.000 USD của người có bằng MBA nhưng không có chứng chỉ CFA (Theo Business Insider).

Mặt khác, số liệu của viện CFA cho biết lương của một CFA Charterholder – Người đã hoàn thành cả 3 level là vào khoảng 92,600 USD/năm với vị trí của một nhà quản lý danh mục đầu tư tại khu vực châu Mỹ.

Nhìn chung, đây là những con số ước tính nhưng nó sẽ còn tùy thuộc vào vị trí và ngành nghề.

8. Chi phí học CFA và MBA

  • Với CFA, việc ôn luyện cả 3 level tại các trung tâm tại Việt Nam như FTMS sẽ tầm khoản 40 triệu. Ngoài ra, còn có lệ phí thi khoảng 2.550 USD. Tổng chi phí cho việc lấy bằng CFA mà bạn cần chuẩn bị khoảng trên dưới 100 triệu đồng.
  • Trong khi với MBA, chi phí sẽ tùy thuộc vào trường mà bạn tham gia học. MBA phổ thông: học phí dao động từ 50 – 70 triệu đồng/ khóa. MBA chất lượng cao: học phí trong khoảng 100 – 150 triệu đồng/ khóa. MBA online có mức học phí dao động từ 120 – 250 triệu đồng/khóa. MBA liên kết. thì học phí từ 100 – 200 triệu đồng/khóa cho các chương trình liên kết với các trường tại khu vực châu Á; trên 200 triệu đồng với các chương trình liên kết với các trường Châu Âu, Úc hoặc Mỹ.

Như vậy, tùy thuộc vào định hướng nghề nghiệp mà bạn nên lựa chọn học CFA hay MBA vì học bằng nào cũng sẽ cần đầu tư chi phí, thời gian và nổ lực học tập cả nè. Chúc bạn sẽ tìm thấy con đường phù hợp nhất với mình nhé.

>>> Xem thêm: Series: CFA vs MBA –Phần 2: So sánh mức lương

------

Để được tư vấn chi tiết về chương trình CFA và nhận được những ưu đãi học phí tốt nhất, xin mời bạn để lại thông tin đăng ký tại đây: https://forms.gle/56uteVTCBUCj2dEv5 hoặc liên hệ:

  • Email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn 
  • Điện thoại/Zalo: 0933.099.877 
Xin chân thành cảm ơn.
Share:

Chinh phục CFA ngay hôm nay

Đăng ký tư vấn

Ghé Fanpage của mình nhé

Lưu trữ